Luật cầu lông đôi luôn là những thắc mắc phổ biến đối với người chơi phong trào ở Việt Nam bởi nội dung đánh đôi là hình thức phổ biến nhất và mang tính giải trí cao.
Nội dung đánh đôi này đòi hỏi người chơi cần có thể lực tốt, sự kết hợp ăn ý giữa 2 người chơi và điều kiện cần là năm rõ được luật cầu lông đôi không chỉ giúp bạn tự tin khi chơi cầu mà còn là tiền đề để bạn có thể tham gia các giải đấu bán chuyên hoặc chuyên nghiệp.
Chính vì vậy, HVShop gửi tới các bạn bài viết Luật cầu lông đôi | Top 07 thông tin cần biết hy vọng sẽ cung cấp thêm thông tin bổ ích cho các bạn nhé! Cùng tìm hiểu ngay thôi!
1. Luật cầu lông đôi khi thi đấu
Luật cầu lông đôi cơ bản trong thi đấu bao gồm 3 nội dung: Đôi nam, Đôi nữ và đôi nam nữ. Cả 3 nội dung này về luật cầu lông sẽ tương tự nhau, khác nhau về cách di chuyển chiến thuật và vị trí phát cầu trong từng nội dung. Chúng ta hãy cùng làm rõ từng mục nhé!
2. Kích thước sân trong luật cầu lông đôi chuẩn quốc tế
Tổng chiều dài sân cầu lông trong đánh đôi là 13,4 m và tổng chiều rộng là 6,1 m bao gồm 2 vạch phía bên ngoài cùng của sân cầu.
Vạch phát cầu được giới hạn cách đều 1,98 m về 2 phía của sân cầu và đây cũng là biên phát cầu trước, vạch biên phát cầu sau trong luật cầu lông đôi là vạch ngang dài cách vạch biên ngoài cùng 0,76 m.
Chiều cao tiêu chuẩn lưới cầu lông là 1,55 m ở 2 bên và ở giữa là 1,524 m, cột căng lưới nằm ở mép ngoài vạch biên dọc sân.
3. Phát cầu trong luật cầu lông đôi
Luật cầu lông đôi và luật cầu lông đơn có điểm khác biệt lớn nhất thể hiện ở luật phát cầu.
Ô giao cầu và nhận trả giao cầu
- Người chơi sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên phải khi giành được điểm chẵn (Tính từ điểm 0 khi bắt đầu ván đấu) và ngược lại, người chơi sẽ đứng giao cầu bên trái khi giành được điểm lẻ.
- Người giao cầu sẽ giao cầu chéo từ vị trí đứng phát cầu, sang sân của đối phương.
- Người giao cầu cuối cùng trước khi bị mất điểm sẽ đứng nguyên vị trí trước đó đã giao cầu.
- Người chơi chỉ được thay đổi vị trí khi bên mình ghi điểm và bên mình đang giành quyền phát cầu. Bạn hãy nhớ điểm chẵn phát cầu ô bên phải, điểm lẻ phát cầu ô bên trái.
4. Thứ tự đánh cầu và vị trí trên sân trong luật cầu lông đôi
Luật cầu lông đôi nữ (luật cầu lông đôi nói chung), khi người chơi thực hiện quả giao cầu thì người duy nhất được đỡ bước 1 quả giao cầu đó là người đứng chéo sân đối diện.
Sau khi trả giao cầu thành công, cầu được đánh luân phiên bởi 1 trong 2 người chơi của bên giao cầu (Tất cả những cú đánh đều là 1 chạm) cho đến khi cầu ngoài, cầu không qua lưới hoặc cầu rơi ở bên phần sân đội nào, đội đối phương sẽ được cộng 1 điểm.
5. Sau khi ghi điểm trong đánh đôi.
Trong luật cầu lông đôi, nếu ghi điểm trong pha cầu này và trước đó đội bạn cũng giành điểm thì người phát cầu trước đó tiếp tục giao cầu từ ô tương ứng còn lại cho tới khi mất điểm sẽ đứng nguyên vị trí ô giao cầu lần cuối đó.
Nếu bên nhận cầu ghi điểm, lúc này họ sẽ được cộng thêm 1 điểm và đổi giao cầu. Bên họ sẽ là đội giao cầu mới. Nếu họ ghi điểm chẵn thì sẽ phát cầu ô chẵn và ngược lại.
6. Giao cầu và trả giao cầu hợp lệ trong luật cầu lông đôi
Thế nào là pha giao cầu hợp lệ:
Trong luật cầu lông đôi, pha giao cầu hợp lệ được tính theo các tiêu chí dưới đây:
Chân của người giao cầu không được đè lên vạch phát cầu 1,98 m và vạch kẻ dọc giữa sân ngăn cách ô lẻ và ô chẵn.
Điểm chạm cầu và vợt trước khi đưa sang lưới phải thấp hơn hoặc bằng thắt lưng (Hiện nay, đã có chiều cao tối đa quy định, HVShop sẽ cập nhật sớm cho các bạn)
Mặt vợt phải đưa đều là liên tục cho tới khi tiếp xúc vào đít quả cầu và bay qua lưới, không được giật mặt vợt lại.
Cầu giao hợp lệ là khi điểm rơi nằm trong khu vực cầu rơi hợp lệ trong hình ảnh trên đây (Tính cả điểm rơi nằm trên cách vách giới hạn).
Trường hợp giao cầu quả cầu chạm lưới tuy nhiên vẫn rơi bên khu vực cầu rơi hợp lệ thì pha cầu vẫn được tính là hợp lệ.
Cầu giao hợp lệ là khi điểm rơi nằm ở phần sân chéo bên đối phương, còn khi rơi ở phần sân còn lại gọi là giao cầu nhầm ô.
Thế nào là pha trả giao cầu hợp lệ:
Chỉ người đứng phía sân chéo với người giao cầu bên đối phương mới được trả giao cầu.
Tất cả những cú đánh bằng mặt vợt, cạnh vợt, khung vợt hay cán vợt mà không chạm tới thân người, tay người và cầu bay sang lưới bên đối phương đều coi là hợp lệ.
Sau khi trả giao cầu thì bất kỳ ai cũng có thể đánh trả quả cầu trong phần sân của mình được phân chia bởi vạch ngang giữa sân.
Trên đây là sơ bộ về Giao cầu hợp lệ và Trả giao cầu hợp lệ cơ bản trong luật cầu lông đôi mà bạn cần nắm được, ngoài ra còn rất nhiều những quy định khác trong giáo trình cầu lông mà bạn nên tham khảo.
7. Những lỗi khi giao cầu và trả giao cầu
Trong luật cầu lông đôi nam nữ (Luật cầu lông đôi nói chung) sẽ có những tình huống phạm lổi như:
- Giao cầu phạm luật (Như trên)
- Người giao cầu không đánh trúng cầu.
- Trong khi giao cầu cầu mắc lại trên lưới và treo trên mép lưới thì sẽ mất quyền giao cầu và không bên nào được điểm.
- Cầu đi dưới lưới, điểm rơi ngoài sân cầu, chạm mái nhà, chạm trần nhà đều là những pha cầu lỗi.
- Cầu chạm người, đầu tóc, chân, tay.
- Vợt chạm lưới khi cầu chưa chạm đất.
- Vượt qua sân đối phương bằng người hay vợt khi cầu chưa chạm đất.
Ngoài ra còn khá nhiều tình huống cầu lỗi khác mà chúng ta hãy cùng tham khảo và thảo luận với nhau dưới phần bình luận nhé!
Trên đây, HVShop vừa gửi tới các bạn bạn viết Luật cầu lông đôi | Top 07 những thông tin cần biết. Hy vọng sẽ cung cấp thêm kiến thức bổ ích cho các bạn nhé!
Tham khảo thêm: Shop bán vợt cầu lông uy tín trên toàn quốc | HVShop