Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới vợt cầu lông bị gãy cán, trước tiên hãy cùng đi tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới tình trạng gãy cán vợt cầu lông mà người dùng hiện nay gặp phải nhé!
Nguyên nhân khiến vợt cầu lông bị gãy cán
- Do chất lượng cán từ nhà sản xuất kém
- Vợt để quá lâu không sử dụng hoặc bạn để nơi có độ ẩm cao.
- Vợt đã bóc cốt vợt và không quấn lớp băng dính để ngăn mồ hôi tay thấm vào cán vợt.
- Do va chạm quá mạnh trong quá trình sử dụng
7 bước sửa vợt cầu lông bị gãy cán hiệu quả
7 bước sửa vợt cầu lông bị gãy cán – Tự làm tại nhà hay đi thay tại của hàng?
Hiện nay có rất nhiều cửa hàng bán đồ cầu lông nhận thay cán vợt cầu lông bị gãy với chi phí khá phù hợp, tuy nhiên trong bài viết này HVShop sẽ hướng dẫn các bạn tự thay cán vợt cầu lông tại nhà.
1. Vợt cầu lông bị gãy cán: Tự làm hoặc mua cán vợt mới
Việc tìm cán vợt mới để sửa vợt cầu lông bị gãy cán hiện nay là không dễ, chính vì vậy bạn nên đo chính xác kích thước của cán vợt cũ như độ to, độ dài và trọng lượng sau đó tìm tới các xưởng mộc nhờ họ đẽo theo đúng kích thước như vậy.
Với việc đo chính xác kích thước cán vợt cũ bạn sẽ có được trọng lượng và độ cân bằng gần sát nhất với nhà sản xuất.
Bóc cốt cán gãy, tháo nắp đít chuôi vợt và móc ghim
Bước thứ 2 khi sửa vợt cầu lông bị gãy cán là bạn cần tháo quấn cốt vợt cũ, giữ lại chúng để sử dụng nếu còn nguyên vẹn và độ mới nhất định.
Tiếp sau đó là tháo nắp đít vợt thông qua việc gỡ các móc ghim, những móc ghim này giúp cố định phần nắp đít cán vào phần cán gỗ thay vì dùng keo.
Tất cả phần móc ghim và nắp đít cán đều có thể tái sử dụng nếu nó giữ được độ mới và hình dạng nguyên vẹn của nhà sản xuất.
Tháo nắp đầu vợt
Đây là công đoạn cần sự khéo léo và tỉ mỉ khi sửa vợt cầu lông bị gãy cán bởi nắp đầu vợt và cán gỗ được dính với nhau rất chặt qua một lớp keo chuyên dụng.
Bằng sự tỉ mỉ đó bạn sẽ giữ lại được nắp đầu vợt zin từ hãng và không cần dùng tới nắp thay thế.
Cách tốt nhất là bạn nên lấy ra từng chút một của phần cán gỗ để giảm thiểu tối đa rủi ro gây hỏng nắp đầu vợt.
Mài, dũa trục cho phù hợp với cán vợt mới
Sau khi đã tháo được trục vợt ra khỏi cán vợt, bạn sẽ thấy xuất hiện lớp keo còn dính lại, việc của bạn là cần loại bỏ phần keo thừa này bằng cách dùng giấy ráp mài, dũa hết chúng.
Đây là công đoạn quan trọng trong quá trình sửa vợt cầu lông bị gãy cán. Bạn cần lưu ý màu vừa đủ hết lớp keo, nếu mài quá tay bạn sẽ khiến trục vợt nhỏ đi khiến mất cân bằng trọng lượng đó nhé!
Khoan lỗ vít giữa
Lỗ vít giữa sẽ có 2 chức năng trong việc sửa vợt cầu lông bị gãy cán, đầu tiên đây sẽ là điểm mấu chốt để cố định phần cán vợt với phần trục vợt, thứ 2 là giúp thoát khí khi dán keo vợt, tránh tình trạng lớp keo phủ không đều gây ảnh hưởng tới chất lượng của quá trình sửa vợt cầu lông này.
Tiếp theo bạn cần đánh dấu lỗ khoan trên cán vợt cầu lông bị gãy để đảm bảm vị trí này trùng khớp với chiều dài trục vợt khi cho vào cán.
Dán keo cố định trục vợt và nắp đầu vợt
Trước tiên bạn cần cố định trục vợt vào trong cán vợt cầu lông mới, công đoạn này rất quan trọng để đảm bảo sự kết dính chắc chắn nhất, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của việc sửa cán vợt cầu lông bị gãy.
Tiếp sau bạn bôi đều keo dính lên phần đầu vợt vị trí và chúng ta sẽ đặt nắp chụp đầu vợt vào đó, lưu ý bạn cần đặt chính xác vị trí và chiều của nắp đầu vợt nhé!
Cố định nắp đít vợt và hoàn thiện
Bước cuối cùng trong quá trình sửa vợt cầu lông bị gãy cán đó chính là bạn tận dụng những móc ghim vừa nãy, ghim phần nắp đít vợt vào đúng vị trí như ban đầu.
Quấn lại phần cốt vợt và quấn lớp quấn cán mới, xong rồi, như vậy là bạn đã vừa thực hiện xong các bước sửa cán vợt cầu lông bị gãy, hy vọng bạn sẽ có những trải nghiệm và những sản phẩm tốt khi thực hiện tại nhà nhé!
Tham khảo thêm bài viết:
- Địa chỉ mua vợt cầu lông cũ Hà Nội, TP.HCM.
- Hàn vợt cầu lông Carbon, phục hồi 95-98% tình trạng vợt.
- Top 8 câu vợt cầu lông dưới 2 triệu tốt nhất hiện nay.
Tham khảo: Bảng giá vợt cầu lông mới nhất tại HVShop.