Giải đáp: Thoát vị đĩa đệm chơi cầu lông được không?
Chấn thương thường gặp

Giải đáp: Thoát vị đĩa đệm chơi cầu lông được không?

Ngày nay, cầu lông ngày càng được nhiều người lựa chọn để tham gia rèn luyện sức khỏe giúp cải thiện hệ tim mạch, tăng khả năng phản xạ và sự linh hoạt. Tuy nhiên, nếu bị thoát vị đĩa đệm chơi cầu lông được không? Hôm nay HVShop sẽ giải đáp thắc mắc này dựa trên góc nhìn khách quan và chân thật nhất.

Giải đáp: Thoát vị đĩa đệm chơi cầu lông được không?

Giải đáp: Thoát vị đĩa đệm chơi cầu lông được không?

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Để dễ hiểu, bạn có thể hình dung các đốt sống trên cơ thể được cách nhau bởi 1 lớp đệm mỏng, mềm, có khả năng đàn hồi, có tác dụng như giảm sóc và tăng khả năng chịu lực. Trong đĩa đệm có 1 nhân nhầy được bao bởi các bao xơ, vì một lý do nào đó như chấn thương, ngồi sai tư thế quá lâu,… sẽ làm nhân nhầy này vượt ra khỏi lớp bao xơ, đi ra ngoài cột sống gọi là thoát vị đĩa đệm.

Trước đây, thoát vị đĩa đệm thường chỉ xảy ra ở những người lớn tuổi, nhưng những năm gần đây, tình trạng thoát vị đĩa đệm ngày càng có xu hướng trẻ hóa, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt thường ngày, đặc biệt là những hoạt động thể thao. Vậy nên không lạ gì khi thắc mắc không biết rằng bị thoát vị đĩa đệm chơi cầu lông được không lại là câu hỏi được nhiều người trẻ tìm kiếm.

Giải đáp: Thoát vị đĩa đệm chơi cầu lông được không?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy trượt ra khỏi lớp bao xơ

Thoát vị đĩa đệm chơi cầu lông được không?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ đốt sống nào dọc theo từ đốt sống cổ đến đốt sống thắt lưng. Trong khi đó, cầu lông là bộ môn thể thao yêu cầu sự linh hoạt, phối hợp nhuần nhuyễn các động tác toàn thân như nhảy lên đập cầu, xoay người, di chuyển nghiêng trái nghiêng phải,… đều là những động tác đòi hỏi sự dẻo dai của cột sống.

Ngoài ra, nếu bạn là người ưa thích những pha cầu nhanh, mạnh, thì trong khi chơi cầu lông, áp lực lên cột sống sẽ lớn hơn rất nhiều. Những tư thế quá mức có thể làm tăng mức độ trầm trọng của tình trạng thoát vị.

Giải đáp: Thoát vị đĩa đệm chơi cầu lông được không?

Cầu lông có nhiều động tác xoay người, nhảy lên đập cầu,.. tác động mạnh vào cột sống

Mặc dù cầu lông là một môn thể thao đem lại những lợi ích tuyệt vời về sức khỏe, tuy nhiên để hạn chế tối đa tình trạng bệnh tiến triển, với người đã bị thoát vị đĩa đệm thì không nên tiếp tục chơi cầu lông. Bạn có thể lựa chọn những môn thể thao khác có tác dụng kéo dãn cột sống nhẹ nhàng, phù hợp hơn với tình trạng sức khỏe của mình.

Xem thêm: 11 Lợi ích chơi cầu lông khiến bạn muốn ra sân cầu ngay

Những môn thể thao giúp ích cho người bị thoát vị đĩa đệm

Trong phục hồi chức năng cột sống bị thoát vị, hầu hết được áp dụng biện pháp để kéo dãn các đốt sống, hạn chế tình trạng bị chèn ép gây đau. Ngoài những đợt trị liệu tại bệnh viện, bạn có thể tự cải thiện tình trạng của mình ngay tại nhà bằng các môn thể thao nhẹ nhàng, tác dụng tốt vào cột sống.

Yoga

Yoga là một bộ môn nổi tiếng về kéo giãn toàn bộ cơ thể, mang lại sự mềm dẻo tuyệt vời. Những bài tập trong bộ môn yoga ngoài giúp các đốt sống được kéo giãn, còn giúp cơ thể xây dựng sức mạnh cho những khối cơ có chức năng ổn định trọng tâm cơ thể, hỗ trợ thăng bằng.

Hơn nữa, yoga còn tăng cường sự dẻo dai cột sống thắt lưng, kéo giãn giúp giảm đau, phục hồi chức năng vận động và còn cải thiện được tâm trạng của bạn sau những kích thích căng thẳng từ môi trường bên ngoài.

Tuy nhiên, là một bộ môn tác dụng rất nhiều đến cơ thể, do vậy để thực hiện những động tác chuẩn nhất, mang lại những lơi ích trên thì bạn cũng nên lựa chọn những trung tâm, giảng viên uy tín, tránh để sai tư thế làm nặng nề hơn tình trạng thoát vị của mình.

Giải đáp: Thoát vị đĩa đệm chơi cầu lông được không?

Yoga giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau lưng và thoát vị đĩa đệm

Bơi lội

Bơi lội cũng là một môn thể thao được các chuyên gia sức khỏe khuyên người bị thoát vị đĩa đệm nên tham gia. Theo ước tính, việc bơi 20-30′ mỗi ngày sẽ cải thiện được đáng kể tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Bơi lội là môn thể thao khá an toàn, giúp kéo giãn các đốt sống nhẹ nhàng, giảm áp lực lên vùng bị thoát vị đĩa đệm, xây dựng các nhóm cơ xung quang tăng sự ổn định của cột sống, ngăn ngừa tình trạng nặng lên theo thời gian.

Tuy nhiên, bạn nên duy trì thói quen bơi lội vừa sức, vui vẻ, thoải mái, chứ không nên bơi quá sức, sẽ là lợi bất cập hại với tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Giải đáp: Thoát vị đĩa đệm chơi cầu lông được không?

Thoát vị đĩa đệm có chơi cầu lông được không? Có thể thay thế bằng bơi lội giúp kéo giãn cột sống nhẹ nhàng

Đi bộ

Đi bộ nhẹ nhàng, đều đặn từ 30-40′ mỗi ngày là cách giảm tình trạng đau lưng dưới do thoát vị đĩa đệm rất tốt, đơn giản, dễ thực hiện. Thoát vị đĩa đệm có nguyên nhân là do ngồi lâu sai tư thế, vì vậy nếu bạn tăng cường vận động đúng cách, sẽ giúp cải thiện đáng kể, hạn chế tiến triển tình trạng thoát vị và đem lại những lợi ích khác với sức khỏe.

Khi đi bộ bạn cần giữ tư thế thẳng lưng, mắt nhìn về phía trước, bước đi nhẹ nhàng, hít sâu thở đều. Sau khi đã quen dần với việc đi bộ hằng ngày, bạn có thể nâng tốc độ lên.

Giải đáp: Thoát vị đĩa đệm chơi cầu lông được không?

Đi bộ đúng cách giúp cải thiện tình trang thoát vị và nâng cao sức khỏe

Đạp xe

Nếu bạn vẫn là người đam mê những hoạt động mạnh, thì bạn có thể thay thế chơi cầu lông bằng đạp xe. Đây là một hoạt động khá phổ biến ở nước ta trong những năm gần đây.

Đạp xe cũng là một hoạt động thể chất yêu cầu sức khỏe và sự dẻo dai của nhiều nhóm cơ, xương khớp trong cơ thể, cải thiện được tình trạng tim mạch, cân nặng và tâm trạng. Tuy nhiên, khi đạp xe vùng lưng và cột sống của bạn ít phải hoạt động như khi chơi cầu lông, do vậy, các đĩa đệm sẽ ít phải di chuyển hơn.

Đạp xe còn giúp cơ thể lưu thông khí huyết, nâng cao khả năng miễn dịch, ổn định mật độ xương, tăng tính dẻo dai cho cơ thể.

Giải đáp: Thoát vị đĩa đệm chơi cầu lông được không?

Đạp xe cải thiện đáng kể tình trạng thoát vị và cải thiện tâm trạng

Trên đây là lời giải thích khách quan và chân thật nhất cho thắc mắc thoát vị đĩa đệm chơi cầu lông được không của rất nhiều bạn đọc. Hy vọng qua bài viết hôm nay của HVShop, bạn sẽ có thêm được những kiến thức về tình trạng thoát vị và tìm ra được bộ môn thể thao phù hợp hơn với tình hình sức khỏe của bản thân.

Xem thêm bài viết liên quan:

  1. Đánh cầu lông bị đau khuỷu tay? Bật mí 6 nguyên nhân và cách khắc phục.
  2. Chơi cầu lông có tăng chiều cao không?
  3. Cách xả cơ sau khi đánh cầu lông tránh chấn thương
  4. Chơi cầu lông có tăng chiều cao không?
  5. Con gái có nên chơi cầu lông không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *