Cầu lông là một môn thể thao đòi hỏi phối hợp nhiều động tác toàn thân, người chơi phải di chuyển liên tục trong khu vực sân cho phép. Vì vậy, để có thể chơi tốt môn cầu lông, các vợt thủ cần có được thể lực và kỹ thuật tốt nhất. Dưới đây là các bài tập bổ trợ cầu lông giúp tăng cường thể lực và kỹ thuật cho các vợt thủ nha.
1. Tại sao phải tập bổ trợ trong cầu lông
Với bất cứ môn thể thao nào, để có thể tham gia trọn vẹn với môn thể thao đó, người chơi phải cần có được trạng thái tốt nhất để phù hợp với cách chơi và những yêu cầu đặc thù của bộ môn đó. Trong bộ môn cầu lông cũng như thế, các bài tập bổ trợ cầu lông có tác dụng cải thiện sức bền của người chơi, đồng thời giúp rèn luyện cơ thể dẻo dai, tăng khả năng phản xạ trước những pha cầu tấn công của đối thủ, và hơn cả là giúp người chơi tránh được những chấn thương không cần thiết.
2. 5 bài tập cầu lông cơ bản cải thiện kỹ thuật hiệu quả
Để bắt đầu chơi cầu lông, bạn cần phải trang bị cho mình những dụng cụ để chơi và những kiến thức nền tảng như luật chơi và kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản.
Tập cách cầm vợt
Cầm vợt cầu lông như thế nào cho đúng là bài tập cầu lông bổ trợ cải thiện kỹ thuật hiệu quả đầu tiên cho một vợt thủ. Vì dù cho bạn có lực đánh rất mạnh nhưng cách cầm vợt thiếu chính xác cũng thì cầu cũng không đi đúng hướng, làm tăng khả năng nguy cơ bị chấn thương cổ tay.
Bạn có thể cầm vợt bằng tay thuận hoặc tay không thuận, tùy thuộc vào từng kiểu đánh mà bản thân muốn. Nhìn chung, bạn không nên cầm vợt quá chặt, cách cầm vợt quá chặt sẽ làm giảm sự linh hoạt trong việc thay đổi cách cầm vợt với từng điểm đánh khác nhau, tăng khả năng chấn thương khi phải cầm vợt kéo dài. Ngón cái đặt bên trên cán vợt, đầu ngón tay hướng về phía đầu cán vợt, các ngón còn lại đặt nhẹ nhàng ôm quanh cán vợt sao cho thoải mái và vừa lực nhất.
Xem thêm: Bài viết Cách cầm vợt cầu lông: 4 cách cầm giúp bạn đánh bại đối thủ
Tập tư thế đứng
Tư thế đứng là một trong những bài tập bổ trợ cầu lông cải thiện kỹ thuật quan trọng.Trong cầu lông có 3 tư thế đứng tùy thuộc vào ý nghĩa của pha cầu là: Tư thế phòng thủ, tư thế tấn công và tư thế đập cầu.
- Tư thế tấn công: Khi cần đánh những cú đánh qua đầu, tạo đường bay theo quỹ đạo vòng cung bạn cần dùng tư thế tấn công. Người đánh hướng phía các đường biên dọc, đặt chân rộng bằng vai, tay bên thuận cầm vợt, vung hai tay lên cao để tạo được lực tấn công.
- Tư thế phòng thủ: Với những cú đập cầu uy lực đến từ đối thủ, bạn cần phải sẵn sàng với một tư thế phòng thủ để đưa ra cú đánh tốt nhất, tránh bị mất điểm. Ở tư thế này, thân người của bạn cần đối diện lưới, người đổ nhẹ về phía trước, tay thuận cầm vợt đưa ra trước mặt, vị trí ngang thắt lưng. Tay không thuận đặt ở vị trí thoải mái để giữ cân bằng cho cả cơ thể.
- Tư thế đập cầu: Chân thuận lùi một bước ra sau để chuẩn bị bật nhảy. Sau khi bật nhảy, hơi ngửa thân trên ra sau phía bên tay cầm vợt, tạo thành tư thế cánh cung, kéo vai ra sau hết mức, hai cánh tay giơ lên.
Xem thêm: Bài viết Tư thế chuẩn bị đánh cầu lông chuẩn nhất.
Tập di chuyển trong cầu lông
Mỗi người chơi cầu lông sẽ được phép di chuyển trong phần sân cho phép theo quy định. Các cú đánh cầu lông thường được diễn ra rất nhanh, do vậy người chơi cần phải có được phương pháp di chuyển phù hợp để kịp thời đón đường cầu của đối thủ và phòng ngừa được chấn thương.
Trong sân cầu lông, bạn có thể từ vị trí trọng tâm di chuyển sang ngang, lên trên và ra sau theo các kỹ thuật cơ bản sau:
- Di chuyển đơn bước: Chỉ di chuyển 1 chân, 1 chân cố định tại vị trí trọng tâm.
- Di chuyển đa bước: Di chuyển chân liên tục, từ 2 bước trở lên.
- Di chuyển bước nhảy: Kiểu di chuyển này có thêm quá trình bật nhảy và bay.
Xem thêm: Bài viết Kỹ thuật di chuyển trong cầu lông hiệu quả dễ học.
Tập giao cầu trong cầu lông
Giao cầu hay phát cầu là cú đánh chủ động từ phía người thực hiện, có khả năng quyết định lớn đến kết quả của của lượt đánh đó. Do vậy, bạn có thể giành được quyền tấn công ở lượt tiếp theo chỉ bằng cách thực hiện được một cú giao cầu chính xác. Giao cầu thuận tay và giao cầu trái tay là 2 kỹ thuật cơ bản trong giao cầu.
- Giao cầu thuận tay: Chân phía tay cầm vợt đặt phía sau, chân còn lại đặt phía trước, gối hơi khụy xuống, hai chân khoảng cách bằng vai, giữ trọng tâm cân đối. tay cầm vợt nâng lên, tay cầm cầu đưa cầu lên ngang ngực, vung vợt từ sau đánh vào cầu.
- Giao cầu trái tay: Chân phía tay cầm vợt đặt phía trước, chân còn lại đặt phía sau, hai chân giữ khoảng cách bằng vai, người hơi đổ về trước. Dùng cách cầm vợt trái tay, để quả cầu lông hướng xuống đất, đối diện với mặt vợt.
Tập đập cầu trong cầu lông
Đập cầu là một cú đánh uy lực, làm cho quả cầu lông đi nhanh sang phần sân đối thủ và có thể ghi điểm trực tiếp. Do vậy, kỹ thuật đập cầu là một trong những bài tập bổ trợ cầu lông cải thiện kỹ thuật hiệu quả cần thiết, giúp người chơi có được một cú đánh mạnh, nhanh, chuẩn xác. Về cơ bản, có 2 kiểu đập trong cầu lông là kiểu đập thuận tay và đập trái tay.
- Đập cầu lông thuận tay: Tư thế khá giống với khi giao cầu thuận tay, sau đó người chơi bật nhảy và dùng lực chủ yếu của cổ tay thông qua vợt cầu lông tác động vào quả cầu lông sao cho góc tiếp xúc là góc nhọn để cầu hướng xuống mặt sân của đối thủ.
- Đập cầu lông trái tay: Người chơi nghiêng người, chân trụ lùi về sau một bước để bật nhảy, vai nghiêng sang phía tay còn lại, kéo vai ra sau hết mức. Cánh tay vung lên nhanh, cổ tay cầm vợt xoay và gập lại đồng thời nắm chặt chuôi vợt, dùng lực của cổ tay đánh cầu ra trước và cắm xuống sân đối phương với tốc độ cao.
Xem thêm: Chi tiết Hướng dẫn kỹ thuật đập cầu lông chuẩn xác.
3. Bài tập bổ trợ thể lực chơi cầu lông
Khi đã nắm được các bài tập cầu lông cơ bản thì để trở thành một người chơi giỏi và có được thể lực tốt nhất trong mỗi trận đấu thì bạn cần luyện tập thêm các bài tập bổ trợ cầu lông. Việc luyện tập thường xuyên các bài tập bổ trợ trong cầu lông còn giúp bạn cải thiện được đáng kể về tốc độ, sự linh hoạt và cân bằng.
Bài tập cổ tay cầu lông
Bạn có thể tự tập bổ trợ cổ tay ngay tại nhà bằng những dụng cụ chi phí thấp, thậm chí không mất đồng nào như chai nước, bóng tập cổ tay, vợt tập lực, tạ đơn hoặc dây kháng lực,…
- Tập cổ tay chơi cầu lông với chai nước: Dùng một lượng nước khoảng 250ml bỏ vào chai, sau đó cầm như cách cầm vợt cầu lông và thực hiện các kỹ thuật như 5 bài tập cầu lông cơ bản chúng tôi để ở trên.
- Tập cổ tay cầu lông bằng bóng tập cổ tay: Bóng tập là dụng cụ bổ trợ trong cầu lông được rất nhiều người chơi cầu lông sử dụng. Bóng tập có tác dụng rất lớn tới nhóm cơ cổ tay và cơ xoắn bắp tay giúp cải thiện đáng kể lực ở cổ tay.
- Tập cổ tay cầu lông bằng vợt tập lực: Đây là loại vợt nặng hơn vợt để chơi cầu lông, do đó, khi tập cổ tay bằng loại vợt tập lực sẽ giúp bạn rèn luyện sức mạnh của cổ tay.
Xem thêm: Bài viết Top 5 bài tập cổ tay cầu lông hiệu quả nhất.
Bài tập chân trong cầu lông
Chân là bộ phận gánh hầu như toàn bộ trọng lượng của cơ thể, đặc biệt trong luyện tập thể thao, chân sẽ phải chịu sức nặng lớn hơn rất nhiều. Do vậy, để có thể di chuyển liên tục trên sân và thực hiện những động tác chạy nhảy linh hoạt, bạn cần tập các bài tập chân cầu lông.
- Tập squat cố định lưng: Bạn đứng thẳng với tư thế chân trước chân sau, hạ thấp trọng tâm sao cho đùi và chân sau vuông góc với sàn. Dùng lực gót chân trước để đẩy cơ thể lên. Thực hiện liên tục 2 chân đối nhau với 15 giây nhanh và 15 giây chậm. Di chuyển sang trái, phải và trước sau.
- Tập jumping jack: Đứng thẳng, 2 chân sát nhau, nhún người và bật nhảy, đồng thời 2 chân đưa sang 2 bên. Với bài tập này bạn không nhất thiết phải giơ 2 tay lên đầu để hiệu quả tập trung chủ yếu vào chân. Di chuyển sang trái, phải và trước sau.
Bài tập gym bổ trợ chơi cầu lông
Ngoài những bài tập bổ trợ cầu lông giúp cải thiện kỹ thuật tác động trực tiếp vào những vùng cơ thể chịu lực chính như chân và tay, bạn cũng nên tập thêm các bài tập gym bổ trợ cầu lông được chúng tôi tổng hợp ở dưới đây để tác động thêm vào các nhóm cơ trên cơ thể giúp cải thiện sức mạnh toàn thân.
- Tập chống đẩy: Tác động trực tiếp vào hầu hết các nhóm cơ ở thân trên như cơ vai, cơ lưng, cơ tay trước, cơ tay sau,..
- Tập squat: Có nhiều kiểu squat khác nhau, ngoài rèn luyện sức mạnh cơ ở chân, nó còn tác động trực tiếp làm tăng sức bền cơ đùi, cơ mông, và các nhóm cơ ở sâu thân dưới.
- Gập bụng: Bụng là cơ quan ở giữa cơ thể, giúp cơ thể cân bằng, do vậy, động tác gập bụng là một bài tập bổ trợ cầu lông rất tốt.
- Nhảy dây: Là một bài cardio toàn thân cực đơn giản và dễ thực hiện giúp cải thiện được sức bền, khả năng phản xạ vô cùng tuyệt vời.
Các bài tập bổ trợ cầu lông cải thiện kỹ thuật hiệu quả được HVShop tổng hợp đều là những bài tập bổ trợ được các vận động viên và người chơi chuyên nghiệp thường xuyên luyện tập. Hy vọng sau bài viết bạn sẽ tìm được những bài tập bổ trợ cầu lông phù hợp với bản thân và có được sức khỏe cùng kỹ thuật tốt nhất.