Một sân cầu lông cần có kích thước như thế nào và cách vẽ sân cầu lông theo tiêu chuẩn quốc tế là những câu hỏi của nhiều người chơi cầu lông tìm hiểu. Hôm nay hãy cùng HVShop đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc này nhé!
1. Cách vẽ sân cầu lông: Tìm hiểu về đường kẻ trên sân cầu lông
Để biết được cách vẽ sân cầu lông thì trước hết, chúng ta cần phải biết sân cầu lông chuẩn quốc tế là gì và tên gọi của từng loại đường kẻ trên sân cầu lông để có những hiểu biết cơ bản và có thể vẽ được một sân cầu lông chuẩn nhất.
Vì sao cần vẽ sân cầu lông theo tiêu chuẩn quốc tế?
Cầu lông là một môn thể thao phổ biến và với người chơi cầu lông thể dục thì nó có thể được chơi ở nhiều nơi, miễn sao nơi đó phẳng và có đủ độ rộng là được. Tuy nhiên, khi bạn muốn tham gia cầu lông chuyên nghiệp hơn thì việc chơi trên một sân cầu lông có kích thước chuẩn là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến cả phương pháp đánh của người chơi. Thông thường, người chơi cầu lông sẽ chơi trên sân được làm bằng thảm cao su tổng hợp đặc thù hoặc sàn gỗ cứng.
Xem thêm: Bài viết Cầu lông là gì?
Các loại đường kẻ trên sân cầu lông
- Baseline: Là đường kẻ cuối cùng mỗi bên sân, nằm song song với lưới và có chiều dài bằng với chiều rộng của sân cầu lông.
- Center line: Đường này sẽ vuông góc với lưới và đường baseline, chia sân thành 2 nửa trái và phải bằng nhau, là điểm giao cầu của 2 đội.
- Short service line: Nằm song song với lưới, cách lưới 2 mét. Là vạch giao cầu ngắn, yêu cầu khi giao cầu thì cầu tối thiểu phải tới được vạch này.
- Long service line: Nằm song song với lưới về phía cuối mỗi sân, cách lưới khoảng 5.94 mét. Khi giao cầu cầu không được đi quá vạch này.
- Doubles sideline: Còn gọi là đường biên ngang, kết hợp cùng với baseline để tạo thành giới hạn của sân cầu lông.
Xem thêm: Ý nghĩa các vạch trên sân cầu lông.
2. Cách vẽ sân cầu lông: Kích thước tiêu chuẩn các loại sân cầu lông
Quy cách vẽ sân cầu lông được Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF) quy định. Cầu lông được chia thành 5 hạng mục với 2 hình thức là đánh đơn và đánh đôi. Với mỗi hình thức chơi sẽ có quy định về kích thước sân cầu lông khác nhau. Với cách vẽ sân cầu lông thì kích thước tiêu chuẩn được áp dụng cho mọi loại sân và mọi cấp độ thi đấu.
Xem thêm: Chiều dài sân cầu lông tiêu chuẩn thi đấu.
Kích thước chung của sân cầu lông
- Chiều dài sân: 13.4 mét, chia đều cho hai bên sân và đươc ngăn cách bởi phần lưới ở chính giữa sân.
- Chiều rộng sân:
- Đánh đôi: 6.1 mét
- Đánh đơn : 5.2 mét.
- Vạch giao cầu dài: Cách lưới khoảng 5.94 mét.
- Vạch giao cầu ngắn: Cách lưới khoảng 2 mét.
- Đường center line: Vuông góc với vạch giao cầu dài và đường baseline dài 3.88 mét , chia sân thành 2 nửa bằng nhau.
Kích thước của vạch vẽ
Các vạch vẽ của sân sẽ hình thành nên khu vực để bạn chơi cầu lông, do vậy, để đảm bảo kích thước của sân không bị thay đổi, những vạch vẽ này cũng phải đảm bảo yếu tố về kích thước và hình thức.
Độ dày của vạch kẻ trên sân cầu lông vẫn được quy định chung là 40mm, được kẻ bằng những vạch kẻ màu vàng hoặc trắng, đảm bảo rõ nét, không dễ xóa, nổi bật so với nền sân đấu.
Ngoài ra, theo tiêu chuẩn thi đấu của BWF thì sân thi đấu cần đạt thêm một số tiêu chí:
- Khoảng không của sân không dưới 9 mét, xung quanh sân rộng 2 mét và không bị vướng vật cản, đảm bảo an toàn cho người chơi và đường bay của cầu lông.
- Khi phòng thi đấu có 2 sân sát nhau thì 2 sân phải cách nhau ít nhất 2 mét.
- Xung quanh sân cần được bao bởi tường sẫm màu, không để gió lùa vào ảnh hưởng đến đường bay của quả cầu lông.
Kích thước lưới và cột lưới
Lưới là dụng cụ được căng ra giữa sân bởi cột lưới nhằm phân chia phần sân và tiêu chuẩn khi đánh cầu. Do vậy cả lưới và cột lưới cần có những tiêu chuẩn nhất định, đảm bảo được sự công bằng trong trận đấu.
Hai cột lưới phải có chiều cao 1.55 mét, đứng thẳng và chắc chắn để chịu được sức căng của lưới. Cột lưới phải được nằm ngoài sân, và ngay trên đường biên đôi đối với cả hình thức thi đấu đơn và thi đấu đôi. Đối với thi đấu chuyên nghiệp, hai cột lưới này có thể được gắn bánh xe ở dưới để tiện di chuyển trong thi đấu.
Với lưới cầu lông, lưới có thể được làm từ các chất liệu khác nhau, cơ bản là được làm từ sợi nilong hoặc sợi tổng hợp. Các mắt lưới trong khoảng 15mm – 20mm, rộng 0.76 mét và dài ngang sân là 6.7 mét. Phía trên lưới được cặp bằng nẹp màu trắng hoặc sử dụng dây cáp xuyên qua. Phải đảm bảo lưới và hai cột lưới không có khoảng trống, độ căng ổn định.
Kích thước sân đơn
Cách vẽ sân cầu lông đơn có thay đổi so với cách vẽ sân cầu lông đôi để phù hợp với hình thức đối kháng đơn. Kích thước theo tiêu chuẩn quốc tế như sau:
- Chiều dài là 13.4 mét.
- Chiều rộng là 5.2 mét.
- Đường chéo sân dài 14.3 mét.
- Độ dày của đường biên được quy định chung là 40mm, được kẻ bằng vạch màu trắng hoặc vàng.
Kích thước sân đôi
Trong thi đấu cầu lông đôi, mỗi đội gồm 2 người, có thể là đôi nam, nữ hoặc đôi nam nữ. Vì thi đấu nhiều người hơn nên kích thước cũng được tăng rộng hơn so với đấu đơn. Khi vẽ sân cầu lông đôi bạn cũng cần chú ý điểm này để tránh nhầm với cách vẽ sân cầu lông đơn.
- Chiều dài là 13.4 mét
- Chiều rộng là 6.1 mét
- Đường chéo sân dài 14.7 mét
- Độ dày của đường biên vẫn được quy định chung là 40mm, được kẻ bằng vạch màu trắng hoặc vàng.
3. Cách vẽ sân cầu lông
Để thực hiện được quy cách vẽ sân cầu lông, các tiêu chí về không gian phải là yếu tố đảm bảo để sân cầu lông đạt được đúng tiêu chuẩn. Sau đó bạn có thể tiến hành kẻ vạch sân cầu lông chuẩn xác theo cách chúng tôi để dưới đây.
- Đầu tiên bạn cần có một cuộn thước dây đủ dài và chính xác để xác định các đường biên theo quy định.
- Bạn có thể sử dụng thêm băng dính để đánh dấu trên mặt sân, đảm bảo đường kẻ chính xác nhất.
- Dán 2 phần băng dính song song, cách nhau 40mm
- Sau đó dùng sơn chuyên dụng quét vào khoảng trống giữa 2 phần băng dính.
- Khi sơn khô, bạn bóc 2 phần băng dính ra và sẽ được một sân cầu lông chuẩn quốc tế.
Trên đây là cách vẽ sân cầu lông chuẩn quốc tế mà HVShop gửi đến bạn. Mong rằng với những kiến thức này, bạn có thể kẻ được một sân cầu lông đạt chuẩn, tận hưởng những phút giây tuyệt vời cùng bạn bè người thân và nuôi dưỡng được niềm đam mê với bộ môn cầu lông.