Tại sao đánh cầu lông bị đau khuỷu tay là câu hỏi khá phổ biến với người chơi cầu lông nói riêng và chơi thể thao nói chung. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chấn thương này tuy nhiên không phải ai cũng biết và nắm được cách khắc phục chúng.
Hôm nay, bài viết Đánh cầu lông bị đau khuỷu tay? Bật mí 6 nguyên nhân và cách khắc phục sẽ cung cấp thêm kiến thức hy vọng sẽ giúp bạn tránh khỏi những chấn thương không mong muốn trong quá trình tập luyện và thi đấu.
Đánh cầu lông bị đau khuỷu tay? Tại sao?
Việc đánh cầu lông bị đau khuỷu tay là triệu chứng thường gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi khác nhau với bộ môn thể thao như bóng chuyền, bóng rổ và đặc biệt là cầu lông.
Nguyên nhân đánh cầu lông bị đau khuỷu tay
- Do các bạn chưa khởi động nóng cơ thể và các khớp tay sẽ dễ dẫn đến tình trạng đau khuỷu tay.
- Do vận động với cường độ cao và trong thời gian dài.
- Luyện tập sai cách, đánh sai tư thế.
- Động tác ve cầu sai bằng cách sử dụng cẳng tay thay vị cổ tay và cơ xoắn bắp tay.
- Sử dụng vợt cầu lông quá nặng, vợt quá căng…
- Do ham cầu, cứu cầu khiến bạn chống tay sai tư thế…
- Ngoài ra còn rất nhiều các nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng đánh đầu lông bị đau khuỷu tay.
Các loại bệnh lý liên quan tới đau khuỷu tay
Có 4 bệnh lý chính liên quan đến đánh cầu lông bị đau khuỷu tay:
Bệnh khớp khuỷu: Đây là mức độ nặng của đau khuỷu tay với bệnh lý như viêm khớp khuỷu do nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn, bệnh khớp chuyển hoá (Vôi hoá hoặc gút).
Viêm gân, viêm bao hoạt dịch: Bệnh lý này gây nên bởi những chấn thương trực tiếp khi khớp khuỷu tay phải hoạt động quá mức trong thời gian liên tục mà không có thời gian nghỉ để hồi phục.
Viêm lồi cầu xương cánh tay: Bệnh lý này có triệu chứng đau ở mặt ngoài khuỷu tay, thường xảy ra ở người trên 30 tuổi, thường xuyên tập luyện thể thao.
Một số bệnh lý khác như: Bong gân, chấn thương cơ, gân, dây chằng… đây là tình trạng phổ biến nhất trong bộ môn cầu lông.
Cách phòng tránh việc chơi cầu lông bị đau khuỷu tay
- Làm nóng cơ thể, khởi động kỹ trước khi tập luyện và thi đấu.
- Xả cơ, giãn cơ đầy đủ sau khi tập luyện và thi đấu ở cường độ cao để thư giãn và giúp cơ nhanh hồi phục.
- Tập luyện di chuyển và đánh đúng động tác để hạn chế tối đa ảnh hưởng tới khớp khuỷu tay.
- Khi ve cầu sử dụng cơ xoắn của cẳng tay để vào lực cho cú đánh, vừa không ảnh hưởng tới cổ tay, khuỷu tay mà lực vào cầu lại tốt nhất.
- Lựa chọn một cây vợt cầu lông có độ nặng và mức căng phù hợp.
- Nhiệt huyết, cống hiến trong từng pha cầu nhưng không nên quá tham cầu dẫn đến chấn thương không đáng có, có thể nghiêm trọng tới mức bạn phải nghỉ chơi cầu lông trong một thời gian dài hoặc vĩnh viễn.
Đánh cầu lông bị đau bắp tay? Tại sao?
Đánh cầu lông bị đau bắp tay là điều thường xuyên gặp phải ở tất cả người chơi từ trình độ trung bình yếu đến các VĐV chuyên nghiệp.
Nguyên nhân đánh cầu lông bị đau bắp tay
Do lâu ngày bạn không vận động, lâu ngày không đánh cầu lông.
Khởi động không kỹ trước khi tập luyện và thi đấu.
Sử dụng vợt cầu lông quá nặng.
Do cứu cầu, bay người cứu cầu…
Cách phòng tránh việc đánh cầu lông bị đau bắp tay
- Thường xuyên vận động và duy trì một cách điều độ đối với bất kỳ môn thể thao nào đều có lợi cho sức khỏe.
- Khởi động kỹ trước khi tập luyện và thi đấu sẽ giúp bạn tránh khỏi những chấn thương thể thao đặc biệt là tình trạng đánh cầu lông bị đau bắp tay.
- Lựa chọn vợt cầu lông có trọng lượng và độ nặng đầu phù hợp với lực cổ tay của người chơi.
Đánh cầu lông bị đau vai? Nguyên nhân là gì?
Đánh cầu lông bị đau vai là chấn thương phổ biến khi các bạn tập luyện và thi đấu bộ môn đối kháng hấp dẫn này. Vậy nguyên nhân là gì mà biện pháp phòng tránh ra sao? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây, cùng mình theo dõi nhé!
Thông thường khi gặp tình trạng đánh cầu lông bị đau khớp vai bạn sẽ có biểu hiện như đau nhức phần bả vai khi nâng vật nặng, đau cổ khi ngủ… vậy nguyên nhân là gì?
Nguyên nhân đánh cầu lông bị đau vai
Nguyên nhân phổ biến nhất là do chúng ta không khởi động nóng cơ thể, chưa khởi động kỹ khớp bả vai.
Đánh cầu sai kỹ thuật cũng là nguyên nhân dẫn đến đau khớp vai khi đánh cầu lông.
Sử dụng vợt cầu lông quá nặng.
Cơ thể mệt mỏi, kiệt sức khi tập luyện và thi đấu quá lâu với cường độ cao liên tục.
Cách phòng tránh và điều trị
Cách phòng tránh tình trạng đánh cầu lông bị đau vai
- Khởi động kỹ các khớp và làm nóng cơ thể trước khi tập luyện và thi đấu, thông thường khoảng 20 phút để khởi động đầy đủ các nhóm cơ.
- Bạn nên lựa chọn 1 cây vợt cầu lông phù hợp với mình bởi nếu sử dụng vợt quá nặng sẽ gây đau, thậm chí dẫn tới chấn thương vai.
- Tập di chuyển đúng kỹ thuật sẽ phòng những chấn thương không đáng có.
Cách điều trị tình trạng đánh cầu lông bị đau vai
- Hầu hết đối với chấn thương vai do đánh cầu lông không phải những nguyên nhân nghiêm trọng thì sẽ có thời gian thuyên giảm từ 1 đến 2 tuần. Trong thời gian này bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể có sức đề kháng tốt nhất.
- Ngoài ra còn 1 số cách điều trị hiệu quả khác như: Chườm đá, bài tập giãn cơ vai bằng cách duỗi thẳng cánh tay ép vào tường trong tư thế người đứng tạo 1 góc 90 độ so với tưởng và quay thân người và đầu hướng về phía tay còn lại từ từ và nhiều nhất có thể.
Đánh cầu lông bị đau khớp gối
Nguyên nhân của việc đánh cầu lông bị đau khớp gối không chỉ đến từ việc va chạm, di chuyển sai động tác hoặc hay do chưa khởi động kỹ khớp cổ tay mà nó còn là hệ quả của quá trình vận động lâu dài gây hao mòn khớp gối.
Cách phòng tránh và điều trị
- Khởi động kỹ khớp gối trước khi tập luyện và thi đấu.
- Nên dành thời gian cho cơ thể hồi phục sau khi tập luyện và thi đấu.
- Tập luyện với cường độ phù hợp.
- Nên sử dụng đầy đủ các phụ kiện hỗ trợ khi chơi cầu lông.
- Thực hiện đúng động tác, đúng kỹ thuật cầu lông.
- Hạn chế rượu bia và chất kích thích ảnh hưởng xấu tới cơ và các khớp.
Đánh cầu lông bị đau lưng
Đánh cầu lông bị đau lưng là trường hợp phổ biến đối với môn thể thao đối kháng đòi hỏi thể lực và kỹ thuật này.
Nguyên nhân của việc bị đau lưng khi đánh cầu lông xuất phát từ nhiều lý do, một số trong đó là: Khởi động không kỹ, đánh sai tư thế, tập luyện và thi đấu quá sức…
Cách phòng tránh và điều trị
- Dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục sau thời gian dài tập luyện và thi đấu liên tục.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và lượng nước phù hợp cho cơ thể.
- Tập luyện với cường độ phù hợp.
- Sử dụng miếng dán xương khớp, uống thuốc giảm đau và dành thời gian nghỉ ngơi để dứt điểm tình trạng chấn thương sau đó mới tiếp tục.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về việc đánh cầu lông bị đau khuỷu tay, đau vai? Nguyên nhân và cách khắc phục. HVShop biết rằng không ai mong muốn mình gặp phải tình trạng tồi tệ như vậy tuy nhiên nếu không may thì cách tốt nhất bạn nên dành thời gian điều trị dứt điểm trước khi muốn tiếp tục tập luyện tránh tình trạng những biến chứng xấu về sau. Chúc các bạn an toàn và thi đấu dành thành tích cao!
Cùng tham khảo thêm các sản phẩm: Vợt cầu lông Yonex, giày cầu lông Yonex…