Trong chơi cầu lông, vai là bộ phận luôn phải hoạt động linh hoạt với cường độ cao. Chính vì vậy, đánh cầu lông bị đau vai là chấn thương mà nhiều người gặp phải. Tình trạng này có thể khỏi sau một vài ngày hoặc duy trì trong một thời gian dài tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Để khắc phục hiệu quả tình trạng này cũng như hạn chế chấn thương trong tập luyện và thi đấu, bạn hãy “bỏ túi” ngay những thông tin hữu ích được HVShop chia sẻ dưới đây.
Bị đau vai sau đánh cầu lông có nguy hiểm không? – Giải đáp từ phía chuyên gia
Đánh cầu lông bị đau vai là vấn đề nhiều lông thủ gặp phải trong quá trình tập luyện và thi đấu. Vì vậy, tình trạng này có gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe không là điều khiến nhiều lông thủ quan tâm. Theo các chuyên gia, mức độ nguy hiểm của tình trạng đau vai sau đánh cầu còn tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng chấn thương của mỗi người.
Thông thường, tình trạng đánh cầu lông bị đau vai sẽ kết thúc vào ngày hôm sau hoặc khi bạn thực hiện các phương pháp trị liệu đơn giản tại nhà. Tình trạng nặng hơn có thể kéo từ 1-2 ngày. Tình trạng này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và dần được khắc phục nếu bạn tập luyện thường xuyên với tần suất hợp lý. Tuy nhiên, nếu cảm giác đau nhức kéo dài từ 1-2 tuần không thuyên giảm bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám, chẩn đoán điều trị kịp thời nhằm tránh những hệ lụy về sau.
Các vấn đề có thể gặp phải do đánh cầu
Tình trạng đánh cầu lông đau bả vai kéo dài có thể đến từ các loại chấn thương ở bên trong cơ thể như sau:
- Rách dây chằng và bao khớp vai: Là tình trạng xảy ra do tác động quá mạnh lên bả vai, tình trạng này thường xuất hiện những cơn đau dữ dội do khớp vai bị lỏng lẻo, dây chằng bị rách.
- Rách gân cơ xoay: Tình trạng này khá nghiêm trọng, có thể gây ra những chứng đau vai cấp tính và mãn tính. Nếu không được điều trị kịp thời có thể làm hạn chế chức năng vận động tại vùng vai.
- Chấn thương cơ tại chóp xoay: Là tình trạng chấn thương tại vị trí xoay của các khớp xương, vấn đề này xuất hiện thường làm hạn chế khả năng di chuyển linh hoạt của người chơi.
- Bong gân: Là tình trạng phổ biến khi tham gia cầu lông hoặc những môn thể thao khác. Bong gân sẽ kèm theo các triệu chứng bao gồm đau, sưng, khó cử động tại vị trí chấn thương.
5 nguyên nhân gây đau vai khi đánh cầu
Trong cầu lông, khớp vai là bộ phận được yêu cầu cao về tính linh hoạt, phạm vi hoạt động và sức mạnh. Đây cũng là bộ phận mất ổn định do cần hoạt động liên tục với cường độ cao. Chính vì vậy, đau khớp vai khi đánh cầu có thể đến từ nguyên nhân chủ quan và khách quan bao gồm:
- Không khởi động hoặc khởi động sai cách trước khi tập luyện là nguyên nhân khiến bạn đánh cầu lông bị đau vai. Nhiều người thường coi thường bước này và chỉ tập luyện qua loa. Tuy nhiên, việc khởi động trước khi đánh cầu là cách giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện sự linh hoạt của các khối cơ.
- Sử dụng vợt cầu lông có trọng lượng không phù hợp, đặc biệt là những cây vợt quá nặng so với lực tại cổ tay là nguyên nhân khiến cho bạn mất nhiều lực tại cổ tay và vai, dễ cảm thấy nhức mỏi.
- Chơi cầu với cường độ cao là nguyên nhân gây nên tình trạng đánh cầu lông bị đau vai. Đây là tình trạng thường gặp phải ở vận động viên có tần suất tập luyện và thi đấu cao. Bởi lúc này, các khối cơ và ổ khớp phải vận động liên tục trong thời gian dài không được ngừng nghỉ dẫn đến chấn thương.
- Người mắc phải bệnh lý xương khớp như viêm quanh khớp vai, thoái hóa khớp, chấn thương cũ chưa phục hồi,…sẽ rất dễ gặp phải chấn thương khi chơi. Nghiêm trọng có thể khiến bệnh lý thêm trầm trọng khó khắc phục hơn.
- Không thư giãn sau khi chơi cầu là nguyên nhân khiến các bó cơ ở bả vai bị căng cứng, đau nhức.
Cách khắc phục khi đánh cầu lông bị đau vai hiệu quả
Tùy vào mức độ chấn thương khác nhau bạn còn thể lựa chọn cách khắc phục sao cho phù hợp, dưới đây là những phương pháp hiệu quả theo từng trường hợp mà bạn có thể tham khảo như sau:
Chườm nóng và chườm lạnh
Đây là phương pháp khắc phục tình trạng đánh cầu lông bị đau vai dễ thực hiện tại nhà. Trong đó, chườm lạnh nhằm giúp thư giãn các bó cơ, giảm sưng viêm, đau nhức tức thì. Bạn có thể áp dụng cách này sau mỗi lần tập luyện và thi đấu để các bó cơ đạt trạng thái tốt nhất. Khi thực hiện sử dụng khăn sạch để bọc đá, sau đó chườm lên vị trí vai bị đau nhức tối đa 20 phút. Lưu ý không nên thực hiện chườm lạnh trước các hoạt động thể dục, thể thao.
Đối với tình trạng đau nhức mãn tính, đau do căng cơ nên sử dụng phương pháp chườm nóng tại vị trí chấn thương. Dưới tác động của nhiệt sẽ giúp tăng cường quá trình tuần hoàn máu, thư giãn các mô cơ, cơ thể đạt trạng thái sảng khoái nhất. Nhiệt độ lý tưởng để chườm nóng là 38 độ C, không chườm quá 20 phút và không chườm tại vị trí có vết thương hở.
Sử dụng thuốc giảm đau
Trong trường hợp mới xuất hiện tình trạng đau nhức bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau nhằm giảm cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, khi uống thuốc giảm đau bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không lạm dụng gây tình trạng nhờn thuốc.
Thăm khám và làm theo chỉ định của bác sĩ
Trong trường hợp tình trạng đau nhức sau khi đánh cầu kéo dài, không thể tự khỏi hoặc gây ra cảm giác quá khó chịu. Lúc này bạn cần thăm khám với bác sĩ để kịp thời phát hiện chấn thương. Trong trường hợp nặng như rách, đứt dây chằng cần tiến hành phẫu thuật để chấn thương không chuyển biến xấu khó khắc phục hơn.
Mẹo phòng ngừa chấn thương vai khi chơi cầu lông
Khi luyện tập và thi đấu cầu lông, nhằm đạt được cảm giác chơi cầu tốt nhất và tránh tình trạng chấn thương không mong muốn bạn cần nắm được một số lưu ý dưới đây:
Thực hiện bài tập đơn giản tại nhà
Có rất nhiều bài tập bả vai tại nhà giúp bạn khắc phục tình trạng đánh cầu lông bị đau vai đồng thời nâng cao thể lực và sức bền nhằm hạn chế chấn thương. Một số bài tập bổ trợ cho bả vai như chống đẩy, nâng tạ,… Tuy nhiên, các lông thủ cần duy trì tập luyện mỗi ngày mới đem lại hiệu quả cải thiện tốt nhất.
Điều chỉnh cường độ tập luyện khoa học
- Để tránh đau vai trong cầu lông chúng ta nên cân bằng thời gian tập luyện, thi đấu và nghỉ ngơi tránh tình trạng tạo áp lực quá lớn lên khớp vai.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng nhằm tăng cường thể chất
- Lông thủ nên bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng lành mạnh nhằm nâng cao chất lượng thể chất. Trong đó, nên ưu tiên nhóm thực phẩm giàu chất xơ, vitamin D, A, C, Omega 3 có trong rau xanh, cá béo, hoa quả,…
Phục hồi chấn thương
Trong trường hợp gặp phải các chấn thương tại bả vai bạn nên thực hiện các phương pháp khắc phục phù hợp và chờ đến khi phục hồi hoàn toàn mới tiếp tục tham gia tập luyện, thi đấu cường độ cao.
Như vậy đánh cầu lông bị đau vai có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương sẽ có những phương pháp khắc phục riêng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị ngay từ khi có các dấu hiệu của chấn thương bạn nên khắc phục càng sớm càng tốt, đồng thời nâng cao kỹ năng tập luyện để hạn chế những rủi ro không mong muốn.
Bài viết xem thêm: