Tìm hiểu chi tiết các thông số cước cầu lông
Kiến thức hiểu biết

Thông số cước cầu lông A-Z: Cẩm nang bạn cần biết

Bên cạnh vợt cầu lông, lựa chọn thông số cước cầu lông phù hợp là một trong những tiêu chí quan trọng nhằm nâng cao trải nghiệm cũng như hiệu suất khi chơi cầu. Dựa vào lối chơi sở trường, mục đích chơi cùng chi phi phí bỏ ra bạn có thể cân nhắc lựa chọn thông số cước cầu lông sao cho phù hợp. Với nhiều năm kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực vũ cầu, HVShop sẽ giúp bạn hiểu thêm về thông số kỹ thuật của phụ kiện này, qua đó giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn.

1. Lực căng cước cầu lông

Sức căng của cước cầu lông là thông số biểu thị mức cân nặng tối đa mà cước có thể chịu được khi căng lên bề mặt vợt. Thông số này thường được đo bằng đơn vị LBS và thể hiện ngay trên bao bì.

Lực căng cước cầu lông

Lực căng cước cầu lông

Thông thường, cước cầu lông có thể chịu được mọi mức căng của đại đa số người chơi cầu từ phong trào đến chuyên nghiệp. Khi lựa chọn cước căng vợt cầu lông dựa trên lực căng, bạn có thể tham khảo bảng thông số cước cầu lông như sau:

  • Người chơi có lực cổ tay khỏe, trình độ chơi cầu khá trở lên có thể chọn loại cước có thể chịu được mức căng 28-32 lbs (khoảng 12-14kg)
  • Vận động viên phong trào, lực cổ tay từ trung bình trở lên 22-24 lbs (khoảng 10 – 11 kg)
  • Người có lực cổ tay yếu nên chọn 19-21 lbs( khoảng 8-9 kg)

2. Chiều dài cước cầu lông

Chiều dài cước cầu lông là thông số biểu thị tổng chiều dài của cả cuộn cước cầu lông. Với những loại cước phổ biến trên thị trường như Yonex, Victor, Lining, Kizuna,…thông số này sẽ ở mức là 10m đối với cước gói và 1 cuộn sẽ có thông số 200m. Với tổng chiều dài 10m bạn có thể sử dụng để đan được 1 cây vợt và 1 cuộn được khoảng 23 cây.

3. Đường kính cước cầu lông

Gauge là độ dày của cước cầu lông, thông số này được quyết định bởi đường kính của cước. Số gauge càng nhỏ thì đường kính sợi cước càng lớn, cước càng dày và ngược lại. Đường kính cước cầu lông được ghi trên bao bì là thông số khi cước ở trạng thái bình thường, chưa được căng trên bề mặt vợt. Tùy thuộc vào mức căng mà đường kính này có thể chênh lệch cao thấp khác nhau.

Đường kính cước cầu lông ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cũng như tính chất của cước. Trong đó, cước được chia thành 2 loại chính là cước dày và cước sợi mỏng. Cụ thể như sau:

Cước cầu lông sợi dày

Cước này thường có đường kính dây lớn, chịu tác động nhiều bởi sức cản của không khí nên thời gian chạm cầu sẽ chậm hơn. Khi đánh cầu sẽ có cảm giác bì, cầu khó nảy, tốn nhiều lực ở cổ tay, tiếng nổ nhỏ, có thể xảy ra tình trạng xô dây.

Cước cầu lông sợi dày

Cước cầu lông sợi dày

Tuy nhiên, cước cầu lông có đường kính càng dày độ bền càng cao, khả năng chịu ma sát tốt. Do đó, cho phép người chơi sử dụng trong thời gian dài mà không lo đứt cước, bạn chỉ cần thay thế khi xảy ra tình trạng trùng nhão và xuống cân. Ngoài ra, cước cầu bền này có giá thành khá phải chăng, phù hợp với nhiều đối tượng người chơi khác nhau kể cả học sinh, sinh viên, người mới bắt đầu,

Cước cầu lông mỏng

Đặc điểm này thường có ở những dòng cước trợ lực. Với ưu điểm đường kính mỏng cước cho tốc độ vung vợt nhanh, gia tăng khả năng kiểm soát giúp đường cầu đi đúng hướng hơn. Ngoài ra, với độ đàn hồi và trợ lực tốt sẽ tạo điều kiện cho những pha phông cầu cao sâu hay những cú smash cực kỳ uy lực.

Cước cầu lông mỏng

Cước cầu lông mỏng

Không dừng lại ở đó, cước còn mang đến tiếng nổ cầu to, đã tai, tạo cảm giác cực kỳ hưng phấn trên sân cầu. Thế nhưng, cước cầu lông mỏng thường không được đánh giá cao về độ bền bởi dễ xảy ra tình trạng đứt dây nếu chơi cầu với cường độ cao. Đồng thời, những loại cước trợ lực này thường có giá thành khá cao dao động từ 150.000 – 220.000 VNĐ. Nên tùy vào điều kiện kinh tế và mục đích chơi cầu bạn có thể cân nhắc trước khi lựa chọn.

4. Cấu tạo

Tùy vào từng loại cước sẽ có cấu tạo khác nhau từ lớp lõi, vỏ cùng lớp phủ bên ngoài. Vật liệu cấu thành càng tốt thì chất liệu của tổng thể sợi cước càng cao. Khi tìm hiểu thông số cước cầu lông bạn cần dựa trên cấu tạo này để lựa chọn.

5. Một số thông số khác

Bên cạnh các thông số cước cầu lông phía trên bạn có thể dựa trên những đánh giá về độ bền, âm thanh, kiểm soát cầu, hấp thụ Shock, trợ lực. Những thông số này sẽ được đánh giá bởi nhà cung cấp trên thang điểm 10 và được in bên ngoài bao bì. Phụ thuộc vào nhu cầu và sở thích chơi cầu bạn có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn.

Thông số được in bên ngoài bao bì

Thông số được in bên ngoài bao bì

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn nắm được chi tiết thông số cước cầu lông, qua đó dễ dàng hơn trong việc lựa chọn cước cầu lông phù hợp với cây vợt cầu lông của mình.

Xem thêm:

  1. Top 10 các loại cước cầu lông tốt nhất hiện nay
  2. Top 5 cước cầu lông cho người mới chơi tốt nhất hiện nay
  3. Top 6 cước cầu lông nổ to cực đã tai trên sân cầu
  4. Top 5 vợt cầu lông thi đấu chuyên nghiệp đáng mua
  5. Top 5 Quả Cầu Lông Tốt Nhất Được Các Vợt Thủ Yêu Thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *