Cầu lông là bộ môn thể thao phổ biến rất được yêu thích trên thế giới. Đây là bộ môn dễ chơi, dễ tiếp cận phù hợp với nhiều độ tuổi trẻ nhỏ, học sinh, phụ nữ, người cao tuổi… đều có thể rèn luyện hằng ngày. Vì thế mà số lượng người chơi cầu lông ngày càng lớn, càng đông đảo từ đó các trận đấu cầu lông từ lớn tới nhỏ xuất hiện ngày càng nhiều và dày đặc hơn.
Quy mô của các trận đấu cầu lông ngày nay đều được tổ chức một cách vô cùng chuyên nghiệp và bài bản. Nếu bạn là người mới tìm hiểu về môn thể thao này đang có ý định theo dõi hay tham gia một giải đấu cầu lông sắp tới chắc chắn bạn sẽ không khỏi thắc mắc Có bao nhiêu trọng tài cầu lông trong 1 trận đấu? Nhiệm vụ của họ là gì? Vậy hôm nay hãy cùng HVshop giải đáp thắc mắc của bạn nhé!
Có bao nhiêu trọng tài trong 1 trận đấu cầu lông?
Theo BWF (Liên đoàn cầu lông thế giới), số lượng trọng tài cầu lông trong mỗi trận đấu là không giống nhau, tùy theo nội dung thi đấu và cấp độ trận đấu, số lượng trọng tài cũng có thể sẽ được thay đổi.
Thông thường, trong một trận cầu ở nội dung thi đấu đơn BWF đưa ra khuyến nghị cần có tổng 6 vị trọng tài trên sân bao gồm 1 trọng tài chính, 1 trọng tài giao cầu và 4 trọng tài biên.
Còn đối với một trận ở nội dung thi đấu đôi sẽ đòi hỏi cần có nhiều trọng tài biên hơn để đảm bảo cao nhất tính công bằng của trận đấu, yêu cầu cần có 8 vị trọng tài, trong đó cần thêm 2 trọng tài biên so với một trận đấu đơn có nghĩa là sẽ có tới 6 trọng tài biên cho trận đấu này.
Tùy vào cấp độ của giải đấu mà số lượng số lượng trọng tài biên sẽ khác nhau. Ở những giải đấu nhỏ, một số vị trí trọng tài sẽ bị lượt bỏ đều đó đồng nghĩa với việc có nhiều khả năng xảy ra sai sót khi tính điểm hơn. Chính vì thế, 1 trận cầu lông có bao nhiêu trọng tài sẽ có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định tính công bằng và cho kết quả đấu chính xác nhất.
Xem thêm: Cách tính điểm trong cầu lông
Nhiệm vụ của các trọng tài trong một trận đấu cầu lông
Như đã nêu ở trên, các vị trọng tài cầu lông đóng vai trò vô cùng quan trọng, mỗi quyết định đều có thể gây ra ảnh hưởng đến kết quả của trận đấu. Mỗi một vị trí trên sân sẽ có những vị trọng tài khác nhau, quan sát chi tiết từng hành động của các tuyển thủ đảm bảo một trận đấu diễn ra suôn sẻ và công bằng. Số lượng trọng tài cầu lông được chia thành các vai trò, vị trí khác nhau, cụ thể có 4 vị trí trọng tài sau: Trọng tài tổng (Referee), Trọng tài chính (Umpire), Trọng tài giao cầu (Service Judge) và Trọng tài biên (Line Judge).
Trọng tài tổng
Trọng tài tổng hay còn được gọi là Tổng trọng tài. Đây là vị trí được đánh giá là quan trọng bậc nhất trong tất cả các giải đấu cầu lông. Vị trọng tài này là người nắm quyền hành cao nhất, là người sẽ đưa ra những quyết định quan trọng nhất, đưa ra phán quyết cuối cùng quyết định sự thắng thua của các tuyển thủ.
Trách nhiệm của Trọng tài tổng cần phải làm:
- Đảm bảo các trận đấu, giải đấu thực hiện đúng luật theo tiêu chuẩn cầu lông quốc tế.
- Lập kế hoạch và sắp xếp thứ tự các trận đấu, các cặp đấu trong giải đấu.
- Đảm bảo giải đấu diễn ra suôn sẻ, các trận
- Nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra, trọng tài sẽ liên lạc với trọng tài chính và các vị trí trọng tài biên.
- Đảm bảo tất cả các thiết bị được sử dụng trong giải đấu đều đủ tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn của BWF.
Vị trí trọng tài này thường sẽ không có mặt ở trên sân trực tiếp quan sát trận đấu. Họ là người phụ trợ phía sau đảm bảo cho các trận đấu diễn ra suôn sẻ. Các trọng tài sẽ chỉ xuất hiện nếu có các vấn đề đặc biệt xảy ra trong trận đấu không thể giải quyết, khi đó họ sẽ người đưa ra phán quyết cuối cùng.
Người đảm nhiệm vị trí này yêu cầu sẽ phải có chuyên môn cao, quyết đoán và công bằng nhất, đòi hỏi trải qua những quy trình tuyển chọn vô cùng nghiêm ngặt và khắt khe.
Xem thêm: Những quy tắc đánh cầu lông chuẩn bạn cần biết
Trọng tài chính
Vị trí quan trọng thứ hai sau Trọng tài tổng đó là vị trí Trọng tài chính. Mỗi trận đấu sẽ chỉ có 1 vị trọng tài chính, ngồi trên chiếc ghế cao ở vị trí lưới giữa sân đấu, quan sát bao quát toàn bộ trận đấu đang diễn ra. Họ sẽ đảm nhận những nhiệm vụ quan trong như sau:
- Thi hành các quyết định dựa trên luật đấu cầu lông. Đưa ra tất cả các phán quyết về việc phạm lỗi hoặc phát cầu lại.
- Trọng tài chính có quyền phản đối các trọng tài khác trong trường hợp họ đưa ra phán quyết sai.
- Có thể quyết định thay cho trọng tài biên trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên khi thay đổi, trọng tài chính cần báo cáo cho trọng tài tổng.
- Báo cáo cho trọng tài tổng về những vấn đề liên quan đến giải đấu.
- Báo cáo cho trọng tài tổng về những tình huống chưa được giải quyết.
Trọng tài biên
Như đã đề cập ở phần đầu, số lượng trọng tài biên có thể khác nhau trong các trận đấu khác nhau. Trong một số trận đấu có thể có 4 trọng tài biên, nhưng cũng có thể lên tới 8 hoặc 10 trọng tài biên bố trí ở các góc khác nhau của sân đấu.
Nhiệm vụ của các trọng tài biên là quan sát vị trí của quả cầu lông. Họ thường sẽ được bố trí quan sát tại 4 góc sân cầu và sát các đường biên, chỉ ra quả cầu tiếp đất “vào” hay “ra” nếu quả cầu tiếp đất gần vạch sân mà người đó được chỉ định điều khiển, Trọng tài biên cần phải thông báo nhanh vị trí cầu cho trọng tài chính biết.
Do tốc độ trận đấu nhanh nên đây là một công việc vô cùng thử thách cho các trọng tài. Họ thường là những người phải chịu nhiều áp lực lớn từ các tuyển thủ, khán giả và trọng tài chính. Bởi vậy, Trọng tài biên phải là người nhanh nhẹn, phản ứng nhanh, quan sát tốt để đưa ra những quyết định chính xác và đúng đắn nhất.
Trọng tài giao cầu
Có 2 nhiệm vụ chính mà họ cần đảm nhiệm. Đầu tiên là bắt lỗi giao cầu của vận động viên, giám sát quá trình giao cầu trong trận đấu. Thứ hai là cung cấp quả cầu mới nếu người chơi yêu cầu đổi quả cầu. Nếu phát sinh bất kỳ lỗi nào, Trọng tài giao cầu sẽ phải lập tức đưa ra ký hiệu để Trọng tài chính biết.
Trọng tài giao cầu là người trọng tài ngồi chiếc ghế thấp ở trước lưới, đối diện với người trọng tài chính trong sân đấu. Vị trí trọng tài cầu lông này ở một số giải đấu nhỏ có thể bị lược bỏ vì trọng tài chính đảm nhiệm song song.
Qua bài viết trên HVshop mong rằng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bộ môn cầu lông, các trọng tài và vị trí trọng tài trên sân cầu lông để bạn có thể hiểu rõ hơn về bộ môn này, mong bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc có bao nhiêu trọng tài cầu lông trong 1 trận đấu? rồi nhé.
Cầu lông là một bộ môn thể thao rất được lòng đông đảo người hâm mộ và được đưa vào làm bộ môn thi trong các giải đấu từ khá sớm, là bộ môn thể thao rèn luyện cho sức khỏe được nhiều người lựa chọn, vô cùng thú vị. HVshop chúc bạn sẽ có những giờ tập luyện thể thao thật lành mạnh, vui vẻ và hiệu quả!