8 luật cầu lông đơn bạn cần nắm vững
Luật cầu lông, Kiến thức hiểu biết

8 Luật cầu lông đơn mới nhất mà bạn cần nắm vững

Luật đánh cầu lông đơn đối với những người đam mê nội dung đánh đơn đều rất quan trọng, đặc biệt là những người mới chơi. Ngoài những pha cầu nỗ lực ghi điểm hay những pha cầu may mắn thì bạn cần tránh những tình huống mất điểm đáng tiếc do không nắm rõ luật đánh cầu lông đơn.

HVShop gửi tới bạn bài viết 8 Luật cầu lông đơn mới nhất mà bạn cần nắm vững hy vọng sẽ cung cấp thêm kiến thức bổ ích hỗ trợ cho các bạn trong quá trình tập luyện và thi đấu nhé!

Kích thước sân cầu lông đánh đơn

Kích thước sân cầu lông đánh đơn

Luật sân cầu lông đánh đơn

Liên đoàn cầu lông thế giới – BWF quy định kích thước sân cầu lông đánh đơn tiêu chuẩn như sau:

  • Chiều dài: 13,4m
  • Chiều rộng: 5,18m
  • Độ dài đường chéo: 14,3m

Ngoài ra còn một số tiêu chuẩn chung của sân cầu lông trước khi đưa vào tập luyện vè thi đấu:

  • Các đường kẻ biên, vạch kẻ phát cầu được kẻ bằng sơn màu trắng hoặc màu vàng dễ nhìn, nổi bật trên nền sân màu xanh hoặc đỏ, độ to của vạch kẻ quy định là 40mm (4cm).
  • Chiều cao của cột lưới là 1m55 ở hai đầu cột và có độ trùng ở giữa lưới với chiều cao ở giữa lưới là 1m524. Độ cao này sẽ giữ cố định cho tất cả các nội dung thi đấu. Cột lưới cầu lông được để từ mép ngoài của đường biên ngang ngoài cùng, không đè lên vạch.

Luật cầu lông đơn: Thủ tục trước khi bắt đầu trận đấu

Luật cầu lông đơn: Thủ tục bắt đầu trận đấu

Luật đánh đơn cầu lông: Thủ tục bắt đầu trận đấu

Trong luật cầu lông đơn thì để xác định xem ai là người giao cầu trước thông thường ở các giải đấu quốc tế sẽ sử dụng đồng xu với 2 mặt tương ứng với lựa chọn của 2 Vận động viên để phân chia 2 thứ:

  • Thứ nhất: Phần sân thi đấu khá quan trọng, bởi nhiều mặt sân chưa đạt chuẩn, hướng gió, hướng ánh sáng ảnh hưởng khá nhiều tới các vận động viên.
  • Thứ hai: Ai sẽ là người giao cầu trước, thông thương người giao trước sẽ có lợi hơn, và cứ sau một séc đấu thắng thì người thắng cuộc sẽ giành quyền phát cầu trong séc đấu tiếp theo.

Luật cầu lông đơn: Giao cầu

Vị trí, phạm vi giao cầu

Luật cầu lông đơn: Phạm vi giao cầu

Luật chơi cầu lông đơn: Phạm vi giao cầu

Luật cầu lông đơn quy định phạm vi giao cầu và nhận cầu được giới hạn bởi vạch phát cầu ngắn, vạch kẻ trung tâm phân chia 2 phần sân cùng phía, vạch phát cầu dài (Đường biên ngang ngoài cùng của sân) và đường biên dọc bên trong của sân cầu.

BWF cho phép vị trí phát cầu trong đánh đơn ở bất kỳ chỗ nào trong phạm vi giao cầu được giới hạn bởi các vạch nêu tên phía trên. Tuy nhiên, thông thường các vận động viên đứng ngay góc giao giữa vạch phát cầu ngắn và vạch kẻ trung tâm phân chia 2 phần sân cùng phía.

Thứ tự giao cầu

Để bắt đầu một trận đấu cầu lông đơn, phần sân bên phải người chơi luôn được định nghĩa là sân chắn và sẽ giao cầu từ điểm 0 sang ô chéo sân bên đối phương. Hai bên sẽ đánh qua lại trong phạm vi của sân cầu lông được quy định trong luật cầu lông đơn cho đến khi cầu không còn trong cuộc.

Nếu bạn giành được điểm thì tiếp tục phát cầu từ ô bên cạnh (Tức ô lẻ bên tay trái).

Nếu đối phương giành được điểm thì sẽ phát cầu từ ô bên cạnh hồi nãy đứng giao cầu. Cứ như vậy điểm chẵn sẽ phát cầu ô chẵn, điểm lẻ sẽ phát cầu từ ô lẻ.

Những pha giao cầu hợp lệ

  1. Chân người giao cầu phải tiếp xúc với mặt sân, không dẫm vào vạch trước khi cầu chạm mặt vợt và bay đi.
  2. Cả 2 bên đều sẵn sàng, không bên nào có hành động trì hoãn, khi người nhận cầu chưa sẵn sàng thì người giao cầu không được đánh cầu cho đến khi đối phương ở tư thế sẵn sàng.
  3. Điểm chạm giữa cầu và mặt vợt thấp hơn hoặc bằng thắt lưng của người phát cầu và chiều cao phát cầu được quy định theo luật cầu lông đơn mới nhất là 1,15m.
  4. Khi cầu và mặt vợt tiếp xúc thì thân vợt phải hướng xuống dưới.
  5. Kể từ khi vợt được đưa ra sau quả cầu để thực hiện pha giao cầu thì mọi trì hoãn nào cho việc giao cầu đều bị xem là không hợp lệ và bị mất điểm.

Những pha giao cầu không hợp lệ

  1. Quả cầu giao đi chạm lưới sang phần sân đối phương nhưng không nằm trong ô giao cầu hợp lệ.
  2. Điểm chạm mặt vợt và cầu cao hơn thắt lưng hoặc cao hơn 1,15m.
  3. Cầu chạm bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể người chơi, tuy nhiên chạm khung vợt, thân vợt hoặc cán vợt mà không cham tay và thân người vẫn được coi là hợp lệ.
  4. Trì hoãn quá trình giao cầu sau khi vợt di chuyển ra phía sau cầu, nhấp nhử vợt khi giao cầu đều bị xem là phạm luật.

Luật cầu lông đơn: Trả giao cầu

Vị trí, phạm vi trả giao cầu

Luật cầu lông đơn: Phạm vi trả giao cầu

Luật cầu lông đơn: Phạm vi trả giao cầu

Luật đánh cầu lông đơn quy định về vị trí người trả giao cầu ở bất kỳ đâu trong giới hạn bởi các vạch kẻ nêu trên, chân không dẫm lên vạch trước khi cầu chạm mặt vợt của đối phương.

Phạm vi của pha trả giao cầu trong đánh đơn là toàn bộ phần sân đường giới hạn từ vạch kẻ trung tâm ngăn cách phần sân 2 bên, vạch biên ngang cuối sân và 2 vạch biên dọc bên trong. Pha trả giao cầu hợp lệ khi điểm rơi quả cầu nằm trong giới hạn đó hoặc nằm trên các vạch kẻ.

Thứ tự trả giao cầu

Trong luật cầu lông đơn cho phép bạn đứng trả giao cầu tại bất kỳ vị trí nào trong phần sân quy định cho nội dung đơn và không được giẫm chân lên vạch khi cầu chưa chạm vợt người giao cầu.

Đối phương điểm chẵn bạn sẽ đứng trả giao cầu bên ô chẵn và người lại, cứ như vậy cho tới khi bạn giành được điểm thì sẽ đứng ở ô chẵn hoặc lẻ tương ứng với số điểm bạn đang có.

Những pha trả giao cầu hợp lệ

  1. Cầu trả giao nằm trong phạm vi vùng sân đánh đơn được quy định trong luật cầu lông đơn mới nhất hiện nay.
  2. Điểm rơi quả cầu nằm trong hoặc trên vạch kẻ được xem là một pha cầu tốt.
  3. Trả giao cầu lật lưới qua phần sân đối phương là pha cầu hợp lệ.

Những pha trả giao cầu không hợp lệ

  1. Hai chân không chạm mặt sân trước khi cầu chạm mặt vợt của đối phương đang phát cầu.
  2. Di chuyển thân người, mặt vợt trước khi cầu chạm mặt vợt của người giao cầu.
  3. Chân dẫm đè lên vạch trong tư thế chuẩn bị nhận giao cầu.
  4. Có hành động trì hoãn muộn khi cầu đã chạm mặt vợt của người giao cầu.

Cách tính điểm trong đánh đơn

Luật cầu lông đơn: Cách tính điểm

Cách tính điểm trong luật cầu lông đơn

Trong luật cầu lông đơn quy định cách tính điểm trong đánh đơn như sau: điểm bắt đầu là 0-0, bên giao cầu bắt đầu từ ô bên phải theo phần sân của mình và người nhận giao cầu cũng đứng ở ô bên phải theo phần sân của mình (2 phần sân chéo nhau).

Khi người giao cầu thắng trong lượt phát cầu của mình thì sẽ tiếp tục phát cầu theo điểm chẵn lẻ ở ô phát cầu tương ứng (điểm chẵn phát cầu bên phải, điểm lẻ phát cầu bên trái).

Ngược lại khi người nhận giao cầu ghi điểm thì sẽ giành quyền phát cầu ngay sau đó với số điểm chẵn lẻ tương ứng tại vị trí sân chẵn hoặc lẻ theo số điểm đang có.

Người dành chiến thắng sau một séc đấu là người đạt điểm số 21 và cách đối phương tối thiểu 2 điểm (Ví dụ 21-19). Trường hợp điểm số 20-20 thì tiếp tục đánh cho tới khi cách biệt 2 điểm (ví dụ 22-20, 23-21…)

Trường hợp điểm số 29-29 thì người nào lên điểm 31 trước sẽ là người dành chiến thắng.

Luật cầu lông đơn: Quy định về đổi sân

Luật cầu lông đơn quy định 2 bên sẽ đổi sân trong các trường hợp sau:

  1. Kết thúc mỗi hiệp đấu.
  2. Kết thúc hiệp đấu thứ 2 với tỉ số 1 đều thì cả 2 bên sẽ tiếp tục đổi sân để thi đấu séc đấu thứ 3.
  3. Khi một trong 2 VĐV lên được điểm 11 trong séc đấu thứ 3 thì 2 bên sẽ lại tiếp tục đổi sân.
  4. Một trường hợp khá hi hữu là khi kết thúc mỗi hiệp và 2 bên chưa đổi sân thì bất cứ khi nào trọng tài nhớ ra và bóng chết thì sẽ tiến hành đổi sân và kết quả của trận đấu trước đó sẽ được giữ nguyên và tiếp tục thi đấu sau khi đã đổi sân.

Luật cầu lông đơn: Thời gian nghỉ trong và sau mỗi sét đấu.

Luật cầu lông đơn: Thời gian nghỉ sau mỗi hiệp đấu

Luật cầu lông đơn: Thời gian nghỉ sau mỗi hiệp đấu

Theo luật cầu lông đơn quy định thời gian nghĩ trong và sau mỗi séc đấu như sau:

  1. Trong séc đấu khi một trong 2 bên lên điểm 11 thì thời gian nghỉ là không quá 60 giây.
  2. Thời gian nghỉ sau mỗi hiệp đấu cầu lông đơn là không quá 2 phút ở giữa hiệp 1,2 và 3.

Ngoài ra có những trường hợp ngoại lệ buộc phải dừng thi đấu theo quyết định của trọng tài như: cột lưới lệch, sân bãi không đủ tiêu chuẩn thi đấu, vận động viên bị chấn thương cần sự hỗ trợ của đội ngũ y tế…

Luật đánh cầu lông đơn: Hành động thô bạo và truất quyền thi đấu.

  1. Luật cầu lông đơn không cho phép VĐV được có lời nói khiêu khích, hay hành động để trì hoãn trận đấu.
  2. Cố ý dùng tác động để làm ảnh hưởng tới quả cầu như bứt lông cầu, cố tình dẫm nát cầu…
  3. Có lời nói xúc phạm tới trọng tài, đối phương và khán giả.
  4. Mọi quyết định xử phạt đều được trọng tài chính ra quyết định cuối cùng theo luật cầu lông đơn.
  5. Tuỳ theo mức độ vi phạm mà trọng tài sẽ đưa ra mức cảnh cáo tương ứng, 2 lần cảnh cáo sẽ tính là một lỗi.
  6. Nếu phạm nhiều lỗi và mức độ nghiêm trọng thì trọng tài sẽ tham vấn tổng trọng tài và có thể truất quyền thi đấu của VĐV nếu cần thiết.

Luật cầu lông đơn: Vai trò của trọng tài

Luật cầu lông đơn: Vai trò của trọng tài

Luật cầu lông đơn: Vai trò của trọng tài

  1. Tiến hành trận đấu theo luật cầu lông đơn hiện hành.
  2. Đưa ra quyết định cuối cùng thi có tranh chấp hoặc khiếu nại từ 2 bên người chơi.
  3. Đảm bảo thông tin rõ ràng và minh bạch về trận đấu và điểm số cho người chơi và khán giả.
  4. Có quyền thay thế trọng tài biên khi đã tham khảo tổ trọng tài.
  5. Kịp thời ra quyết định trong những tình huống trước khi diễn ra pha cầu tiếp theo.

Trên đây, HVShop vừa gửi tới các bạn luật cầu lông đơn mới nhất hiện nay, hy vọng sẽ cung cấp thêm kiến thức bổ ích và giải đáp những thắc mắc của các bạn mới chơi. Chúc các bạn tập luyện và thi đấu thành công nhé!

Tham khảo bài viết liên quan:

  1. Luật cầu lông đôi | Top 07 thông tin cần biết.
  2. Ý nghĩa các vạch trên sân cầu lông.
  3. Chiều dài sân cầu lông tiêu chuẩn thi đấu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *