Hướng dẫn cách làm sân cầu lông tại nhà
Sân cầu lông, Kiến thức hiểu biết

Hướng dẫn cách làm sân cầu lông tại nhà

Cầu lông là bộ môn thể thao dễ chơi, tốt cho sức khỏe và phù hợp với mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người lớn. Tuy nhiên, với những người quá bận rộn nhưng vẫn muộn trải nghiệm cảm giác chơi cầu chuyên nghiệp thì làm cầu lông tại nhà là phương pháp tối ưu nhất.

Bài viết dưới đây, HVShop sẽ chỉ cách làm sân cầu lông tại nhà đạt chuẩn, tiết kiệm hiệu quả.

1. Xác định kích thước làm sân cầu lông tại nhà

Trước khi nắm được cách làm sân cầu lông tại nhà bạn cần xác định kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn. Theo quy định của Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF) kích thước sân cầu lông được quy định như sau:

Tiêu chí Sân cầu lông đơn Sân cầu lông đôi
Chiều dài 13.4m 13.4m
Chiều rộng (tính từ 2 đường bên) 5.18m 6.1m
Độ dài đường chéo 14.3m 14.3m

2. Chi tiết cách làm sân cầu lông tại nhà

Để có được một sân cầu vừa đạt chuẩn vừa tối ưu được chi phí, bạn có thể bỏ túi ngay cách tự làm sân cầu lông tại nhà được thực hiện lần lượt như sau:

2.1 Sơn bề mặt sân cầu lông

Dọn dẹp sạch sẽ bề mặt sân cầu lông khỏi cát sỏi, rác, bụi bẩn và gia cố đảm bảo mặt sân bằng phẳng, không gồ ghề, lồi lõm giúp việc sơn mặt sân trở nên dễ dàng hơn.

Sơn bề mặt sân cầu lông

Sơn bề mặt sân cầu lông

Thực hiện sơn lớp chống thấm: Sơn chống thấm góp phần làm tăng độ bằng phẳng trên bề mặt nền, đồng thời hạn chế tình trạng thấm nước đặc biệt với những sân cầu lông ngoài trời. Tùy thuộc vào tình trạng thực tế trên sân bạn có thể lựa chọn sơn một hoặc hai lớp.

Sơn lớp lót cho sân: Lớp lót cho sân giữ vai trò liên kết chặt giữa lớp sơn chống thấm với lớp sơn bề mặt.

Sơn đệm cho sân: Lớp sơn này đóng vai trò làm gia tăng sự đàn hồi cho bề mặt sân, tạo cảm giác êm ái, mềm mại trên từng bước di chuyển, hạn chế gây áp lực lên cổ chân trong những tình huống bật nhảy. Chất lượng sơn càng tốt thì hiệu quả bảo vệ người chơi càng cao.

Sơn phủ lên bề mặt sân: Lớp sơn này được thực hiện cuối cùng và cần phải được thực hiện cần thận, đều tay nhằm tạo được độ dày nhất định lên bề mặt sân, giúp bề mặt sân đạt được tính ma sát cao.

Thực hiện kẻ đường line trên sân: Ở bước này, bạn sử dụng sơn chuyên dụng hoặc băng dính để vạch các đường thẳng theo kích thước tiêu chuẩn của sân cầu.

2.2 Chuẩn bị lưới cầu lông

Theo quy định, cột căng lưới tính từ mặt sàn đến vị trí cao nhất sẽ là 1m55. Cột căng lưới có hai loại bao gồm cột lưới đa năng có bánh xe di chuyển linh hoạt và cột lưới cố định. Dù sử dụng loại cột căng lưới nào cũng cần đảm bảo sự vững chắc, đặt thẳng hàng trên biên dọc, đứng thẳng, đứng thẳng ngay cả khi cước được kéo căng trên cột.

Chuẩn bị lưới cầu lông

Lưới cầu lông được làm bằng sợi nylon

Lưới cầu lông trên thị trường khá đa dạng về chất lượng và giá thành. Trong đó, bạn nên ưu tiên lựa chọn những loại lưới cầu lông được làm bằng sợi nylon hoặc sợi bông tổng hợp, lưới có màu sẫm. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn những loại lưới làm từ chất liệu polyester hoặc nhựa vinyl. Những chất liệu này thường có giá thành tốt hơn nhưng chất liệu kém bền hơn.

Trong cách làm sân cầu lông tại nhà, căng lưới cầu lông cần đảm bảo những yêu cầu về kích thước như sau:

  • Chiều cao của lưới cầu lông (tính từ bề mặt sân đến điểm cao nhất của lưới): 1m55
  • Khoảng cách giữa nền sân với phần dưới của lưới là 0.76m
  • Chiều dài của lưới (tính từ khoảng cách của hai biên): 6.1m
  • Chiều rộng của lưới: 0.76m

2.3 Ánh sáng trên sân cầu lông

Lắp đặt hệ thống ánh sáng là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo mọi hoạt động trên sân cầu diễn ra một cách thuận tiện nhất kể cả ban ngày hay tối. Đối với cách làm sân cầu lông tại nhà, bạn chỉ cần lựa chọn loại bóng đèn có thể cung cấp đầy đủ ánh sáng trên sân, chiều cao cột đèn khoảng 8-9m giúp việc quan sát được tốt nhất.

Ánh sáng trên sân cầu lông

Lựa chọn loại bóng đèn cung cấp đầy đủ ánh sáng để đảm bảo mọi hoạt động trên sân diễn ra thuận tiện

Mặt khác, đèn trên sân nên được bố trí từ hai phía nhằm hạn chế cảm giác chói mắt gây khó khăn trong quá trình chơi cầu.

3. Lưu ý khi thi công sân cầu lông tại nhà

Bên cạnh việc nắm được cách làm một sân cầu lông, bạn nên bỏ túi những lưu ý sau nhằm mang lại những trải nghiệm tốt nhất trên sân cầu:

  • Nếu sân dựng sân cầu ngoài trời, bạn nên ưu tiên thiết kế sân cầu theo hướng Bắc – Nam. Hướng sân này giúp hạn chế việc chói mắt, bị che khuất tầm nhìn khi chơi cầu vào buổi sáng.
  • Nên tuân thủ sân cầu lông theo kích thước sân cầu tiêu chuẩn nhằm có được cảm giác chơi cầu tốt nhất và nhanh chóng nâng cao trình độ theo thời gian
  • Sử dụng vật liệu sơn nền chất lượng, chất lượng sân càng tốt hiệu quả chơi cầu càng cao, đồng thời hạn chế tối đa chấn thương ngoài ý muốn.

Trên đây là tất tần tật cách làm sân cầu lông tại nhà đơn giản, dễ dàng thực hiện. Việc thi công sân cầu lông tại nhà sẽ giúp bạn chủ động thời gian, thỏa mãn đam mê chơi cầu và nhanh chóng nâng cao trình độ theo thời gian.

Bài viết liên quan:

  1. Hướng dẫn thi công sân cầu lông ngoài trời đúng chuẩn
  2. Cách vẽ sân cầu lông theo tiêu chuẩn quốc tế
  3. Chi phí làm sân cầu lông là bao nhiêu? Thống kê chi tiết
  4. Diện tích sân cầu lông đơn và đôi đúng chuẩn
  5. Chiều dài sân cầu lông tiêu chuẩn thi đấu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *