Hướng dẫn thi công sân cầu lông ngoài trời đúng chuẩn kỹ thuật
Sân cầu lông

Hướng dẫn thi công sân cầu lông ngoài trời đúng chuẩn

Cầu lông là một trong những bộ môn thể thao được ưa chuộng hàng đầu hiện nay kể cả trẻ nhỏ, người lớn. Nhằm thỏa mãn đam mê với bộ môn cầu trắng, thi công sân cầu lông ngoài trời TPHCM hay sân cầu lông ngoài trời Hà Nội là hạng mục đặc biệt được quan tâm bởi các đơn vị cung cấp dịch vụ thuê sân, khu dân cư, trường học,…Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cầu trắng, HVShop sẽ chia sẻ tất tần tật kinh nghiệm thiết kế sân cầu lông ngoài trời, qua đó nâng cao hiệu quả và tính chuyên nghiệp cho người chơi cầu.

Hướng dẫn thi công sân cầu lông ngoài trời đúng chuẩn kỹ thuật

Kích thước sân cầu lông ngoài trời

Theo quy định về kích thước sân cầu lông chuẩn quốc tế, sân cầu lông trong nhà và sân cầu lông ngoài trời đều sử dụng chung một bảng thông số. Trong đó, sân cầu lông được chia thành 2 loại sân là sân đơn và sân đôi với kích thước lần lượt như sau:

Kích thước sân cầu lông đơn

Sân cầu lông đơn sẽ có tổng diện tích là 69.412 m2. Trong đó, những thông số cụ thể được quy định như sau:

  • Chiều dài sân cầu lông: 13.40m (44 feet)
  • Chiều rộng sân (Không tính đường biên hai bên): 5.18m (17 feet)
  • Đường chéo sân: 14.38m (47 feet)
  • Diện tích mỗi bên sân: 34.75 m2 (374 ft2). Trong đó: Chiều rộng 5.18 m (17 feet) và chiều dài 6.71 m (22 feet)
Kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn

Kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn

Kích thước sân cầu lông đôi

Tổng diện tích sân cầu lông đôi là 81.74 m2. So với sân cầu lông đơn, sân cầu lông đôi thường có diện tích lớn hơn khoảng 12m2. Trong đó, sân được chia thành 2 nửa sân, chiều dài mỗi sân là 6.7m ngăn cách nhau bởi hệ thống lưới cầu lông có độ cao 1.55m. Mặt khác, sân bao gồm 4 sân giao cầu, mỗi sân có chiều rộng là 2.53m và chiều dài là 3.88m

  • Chiều dài sân cầu lông: 13.40m (44 feet)
  • Chiều rộng sân: 6.1m (20 feet)
  • Đường chéo sân: 14.73 (48.33 feet)
  • Diện tích mỗi bên sân: 40.88 m2 (440 ft2). Trong đó: Chiều rộng 6.1 m (20 feet) và chiều dài 6.71 m (22 feet)

Thi công sân cầu lông ngoài trời

Sau khi đã nắm được bảng kích thước sân cầu lông ngoài trời, bạn sẽ cần làm sân cầu lông ngoài trời với những quy trình như sau:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công sơn cầu lông ngoài trời

Đây là bước quan trọng quyết định đến thành công của những bước phía sau, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chơi cầu cũng như tính thẩm mỹ trên sân cầu. Đối với sân cầu lông ngoài trời, sân thường là sàn bê tông và nhựa nóng Asphlts.

  • Vệ sinh về mặt sân khỏi rác, bụi bẩn, tạp chất, rêu mốc, lớp sơn, lớp vôi cũ…
  • Gia cố sân cầu lông, với nền xi măng sẽ có độ dày 10-15cm, bê tông nhựa tối thiểu là 200 Mpa. Trong quá trình gia cố cần đảm bảo độ dốc sân tối thiểu là 0.83% và tối đa là 1%.
  • Đối với nền sân cứng, khi thi công bạn chỉ cần phối đá và cát trung bình khoảng 25-30 cm. Đối với nền móng yếu, bạn cần đóng cọc bê tông và cao độ sao cho đảm bảo được sự chắc chắn nhất định.
  • Che chắn và chờ ít nhất 7-15 ngày để bề mặt khô hoàn toàn, gia tăng sự chắc chắn.

Bước 2: Thi công sơn sân cầu lông lớp sơn chống thấm

Lớp sơn chống thống đầu tiên là lớp sơn tiếp xúc trực tiếp với bề mặt bê tông giữ vai trò chống thấm, hạn chế tình trạng ẩm ướt trên sân cầu lông. Ở bước này, bạn cần lựa chọn loại sân có độ bám dính cực tốt, dựa trên điều kiện cụ thể của mặt sân bạn có thể sơn 1 lớp hoặc 2 lớp.

Bước 3: Thi công lớp sơn lót

Sơn lót đóng vai trò như một lớp keo nhằm gia tăng sự liên kết giữa lớp sơn chống thấm và sơn bề mặt với nhau. Vì vậy, nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất bạn cần đảm bảo sơn lớp lót thật đều và mịn.

Bước 4: Thi công sơn sân cầu lông lớp đệm

Lớp đệm là phần quan trọng làm tăng sự kết dính giữa nền sân và bề mặt trên cùng, mặt khác còn cải thiện sự đàn hồi, êm ái cho bề mặt sân. Điều này mang đến sự thoải mái, dễ chịu nhất cho người chơi cầu, hạn chế áp lực lên cổ chân và giảm thiểu chấn thương ngoài ý muốn.

Bước 5: Thi công lớp sơn phủ trên cùng

Lớp sơn phủ đóng vai trò quyết định đến tính thẩm mỹ trên sân cầu cầu lông ngoài trời. Đồng thời mang đến độ ma sát cao, hạn chế trơn trượt, góp phần tạo nên sự chắc chắn vượt trội cho từng bước di chuyển.

Tại bước này, bạn nên lựa chọn những màu sơn sáng, thường là màu xanh. Phủ 2-3 lớp, mỗi lớp cách nhau từ 5-6 tiếng. Sơn sân cầu lông ngoài trời cần thực hiện thật tỉ mỉ và gạt đều tay sao cho đảm bảo được độ bằng phẳng và độ mịn cho mặt sân.

Sơn lớp trên cùng trên sân cầu lông

Sơn lớp trên cùng trên sân cầu lông

Bước 6: Thi công kẻ Line

  • Chuẩn bị: Thước dây (30-50m), băng dính, sơn hoặc vôi trắng, chổi quét sơn hoặc con lăn sơn.
  • Dùng thước đo chính xác kích thước sân theo số đo trong bảng mẫu và đánh dấu bằng băng dính.
  • Tạo khung cho sân bằng băng dính trước khi kẻ sơn. Bước này giúp bạn căn chỉnh chính xác khoảng cách, độ cong của đường kẻ và đường sơn được thẳng, đẹp hơn.
  • Dùng chổi sơn hoặc con lăn để vẽ đường biên bên ngoài cho sân, tiếp đến là những đường nhỏ nằm bên trong sân. Sau khi hoàn thành, bạn cần đợi 30-50 phút cho sơn khô và tháo bỏ lớp băng dính trên sân.

Lưu ý khi thi công sân cầu lông ngoài trời

Khác với sân cầu lông trong nhà, sân cầu lông ngoài trời chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Chính vì vậy, nhằm nâng cao hiệu quả thi công và độ bền cho sân cầu, bạn cần “bỏ túi” những lưu ý dưới đây:

  • Gia cố bề mặt sân đảm bảo sự bằng phẳng, mịn, không lồi lõm, đảm bảo độ nghiêng quy định để hạn chế tình trạng đọng nước.
  • Sân nên thi công theo hướng Bắc – Nam. Hướng sân này đảm bảo hạn chế tình trạng ánh sáng chiếu thẳng vào mắt, gây khó chịu và che khuất tầm nhìn của người chơi cầu vào buổi sáng.
  • Nên tuân thủ theo kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong quá trình tập luyện và thi đấu.

Những phụ kiện sân cầu lông ngoài trời

Một số phụ kiện quan trọng của sân cầu lông ngoài trời không thể thiếu như sau:

Đèn sân cầu lông ngoài trời

Đối với những sân cầu lông ngoài trời phục vụ mục đích chơi cầu vào ban đêm bạn cần bố trí hệ thống đèn chiếu sáng nhằm đảm bảo mọi hoạt động tập luyện và thi đấu được diễn ra thuận tiện nhất.

Trong đó, các chuyên gia khuyến nghị lắp đặt đèn pha LED khoảng công suất 400W, chiều cao cột đèn khoảng 8-9m. Đặc điểm này giúp ánh sáng rõ ràng, chân thực, không gây chói mắt hay khó chịu cho người chơi cầu.

Cột lưới cầu lông

Tùy vào mục đích sử dụng bạn có thể lựa chọn cột đa năng hoặc cố định. Cột lưới sân cầu lông sẽ được đặt ngay trên đường biên, đồng thời đảm bảo yếu tố chắc chắn, cứng cáp và đứng thẳng khi đã căng lưới.

Lưới cầu lông thi đấu ngoài trời

Lưới cầu lông ngoài trời phải chịu tác động của mưa gió, nhiệt độ nên cần đảm bảo độ bền cao. Chất liệu lưới nên lựa chọn là nhựa Vinyl hoặc Nylonor Polyetyle. Kích thước tiêu chuẩn của lưới là chiều ngang 6.7m và chiều cao 0.76m. Các ô vuông trên lưới được đan đều nhau, mắt lưới cần đảm bảo trên 15mm và dưới 20mm.

Ngoài ra, phần đỉnh lưới cũng được cố định bằng nẹp trắng phủ đôi trên dây lưới hoặc dây cáp chạy xuyên qua nẹp. Màu sắc lưới cần nổi bật nhằm giúp người chơi dễ dàng hơn trong việc quan sát.

Toàn cảnh sân cầu lông ngoài trời

Toàn cảnh sân cầu lông ngoài trời

Hy vọng những chia sẻ của HVShop trong bài viết trên đã mang đến cho bạn những hiểu biết hữu ích về sân cầu lông ngoài trời. Việc thi công sân cầu lông đúng chuẩn sẽ giúp bạn nâng cao tính chuyên nghiệp và chính xác khi chơi cầu, dễ dàng hơn trong việc tập luyện từ thi đấu phong trào lên đến chuyên nghiệp.

Xem thêm:

  1. Chi phí làm sân cầu lông là bao nhiêu? Thống kê chi tiết
  2. Cách vẽ sân cầu lông theo tiêu chuẩn quốc tế
  3. Chiều dài sân cầu lông tiêu chuẩn thi đấu
  4. Bảng Nội Quy sân cầu lông, nhà thi đấu, CLB mới nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *