So sánh bóng bàn và cầu lông: Trang thiết bị, lối chơi, kỹ thuật
Kiến thức hiểu biết

So sánh bóng bàn và cầu lông: Trang thiết bị, lối chơi, kỹ thuật

Bóng bàn và cầu lông đều là hai môn thể thao phổ biến được ưa chuộng hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên, khi đi sâu vào các khía cạnh như trang thiết bị, lối chơi, luật chơi và kỹ thuật chơi, bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt đặc trưng giữa hai môn thể thao này. Việc so sánh chi tiết các yếu tố này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về từng môn thể thao, từ đó có thể lựa chọn cho mình môn thể thao phù hợp nhất với sở thích và trình độ cá nhân.

Kích thước sân chơi bóng bàn và cầu lông

Dưới đây là kích thước sân chơi của 2 bộ môn bóng bàn và cầu lông:

Bóng bàn

Khác với cầu lông, bóng bàn có những quy định riêng về kích thước sân và kích thước bàn bóng bàn. Theo tiêu chuẩn của Liên đoàn Bóng bàn thế giới (ITTF), bàn bóng bàn được sử dụng trong hoạt động thi đấu cần có kích thước như sau:

  • Chiều rộng: 152.5cm
  • Chiều dài: 274cm
  • Chiều cao của bàn so với mặt đất: 76cm
  • Chiều cao của lưới bóng bàn: 15.25cm
  • Phần nhô ra của lưới: 15.35cm

Ngoài ra, với những bàn bóng được sử dụng cho mục đích tập luyện, thi đấu phong trào kích thước này có thể nhỏ hơn.

Kích thước sân bóng bàn đạt tiêu chuẩn thi đấu được quy định như sau:

  • Chiều dài sân bóng bàn: 14m
  • Chiều rộng sân bóng bàn: 7m

Cầu lông

Theo Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF), sân cầu lông được thiết kế hình chữ nhật với kích thước như sau:

  • Chiều dài 13.4m
  • Chiều rộng: 5.18m đối với sân đánh đơn hoặc 6.1m đối với sân đánh đôi
  • Cột lưới có chiều cao tiêu chuẩn tính từ mặt sân là 1,55m
  • Lưới cầu lông tiêu chuẩn có chiều rộng là 0,76m và chiều dài ngang sân là 6,7m
Các kích thước trên sân cầu lông

Các kích thước trên sân cầu lông

Dụng cụ dùng trong bóng bàn và cầu lông

Bóng bàn

Vợt

Vợt bóng bàn được làm bằng chất liệu gỗ với cấu tạo gồm cán vợt và mặt vợt. Mặt vợt được gắn thêm lớp mút cao su giúp bảo vệ mặt vợt và gia tăng hiệu suất khi sử dụng. Mặt vợt sẽ được làm từ 5-9 lớp gỗ được căn chỉnh theo từng loại sản phẩm.

Vợt bóng bàn có trọng lượng nặng trong khoảng 70 – 100 gram, tổng thể chiều dài là 24 – 26cm, với. Kích thước cụ thể như sau:

  • Chiều rộng mặt vợt khoảng 15cm
  • Chiều dài mặt vợt là 17cm
  • Chiều dài cán vợt: 9.6 – 10cm
  • Chiều rộng cán vợt 2,6 – 3,3cm

Bóng

Bóng bàn có dạng hình cầu, lõi rỗng và làm từ chất liệu dẻo. Bóng có đường kính dao động từ 4-4.05cm, trọng lượng từ 2,65 – 2,82g. Bóng sẽ được thiết kế để đáp ứng những yêu cầu về độ nảy tốt, tốc độ, độ xoáy, quỹ đạo bay của bóng,…

Cầu lông

Vợt

Vợt cầu lông được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như carbon, hợp kim nhôm,…trong đó, vợt carbon được sản xuất bởi nhiều thương hiệu nổi tiếng với sự tối ưu về trọng lượng và độ bền.

Chọn vợt Lining theo phong cách chơi

Vợt cầu lông

Vợt sử dụng trong cầu lông được quy định riêng về thông số thiết kế với kích thước. Theo đó, tổng chiều dài vợt không quá 68cm và chiều rộng mặt vợt không quá 23cm. Trọng lượng vợt trung bình từ 80-95 gam.

Cầu

Quả cầu lông được thiết kế hình chóp, bao gồm những chiếc lông cầu được xếp chồng lên nhau. So sánh tốc độ của cầu lông và bóng bàn, cầu lông sẽ có tốc độ bay chậm hơn trong không khí và cần tác động mạnh hơn so với bóng.

Quả cầu lông Bubadu

Quả cầu lông Bubadu

Luật chơi giữa bóng bàn và cầu lông

Bóng bàn

Giao bóng: Trong đánh đôi, bóng sẽ được giao từ nửa bên phải của bên có quyền giao bóng sang bên đối phương theo đường chéo. Quy tắc này không áp dụng trong đánh đơn. Bóng hợp lệ cần bay qua lưới và không rơi ra khỏi mặt bàn. Bóng cần bật lên hai lần theo thứ tự: Chạm vợt người phát, chạm mặt bàn bên phía người phát, chạm bàn đối phương.

Điểm số: Trong một trận bóng bàn, người chơi cần đạt 11 điểm để giành chiến thắng. Trường hợp điểm thi đấu đạt tới 10-10 thì người giao bóng sẽ được đổi sau mỗi điểm được ghi và cần cách biệt 2 điểm liên tiếp so với đối thủ mới được tính là giành chiến thắng.

Luật chơi bóng bàn

Luật chơi bóng bàn

Cầu lông

Giao cầu: Để bắt đầu trận đấu hoặc điểm số đang là chẵn, người phát đứng ở phần sân bên phải, phát cầu đi qua lưới và tới phần sân bên trái của đối phương. Trường hợp điểm số là lẻ, người phát đứng trong ô phát cầu bên trái và giao cầu sang ô bên phải của phía đối thủ.

Điểm số: Mỗi trận đấu bao gồm 3 hiệp đấu, mỗi hiệp 21 điểm, bên giành được chiến thắng 2 set sẽ thắng chung cuộc. Trường hợp cả hai đội đạt 20 điểm, bên nào ghi được 2 điểm liên tiếp bên đó thắng. Trường hợp hai đội đạt 29 điểm, bên nào ghi được 30 điểm sẽ thắng.

Kỹ thuật và phong cách chơi

Bóng bàn

  • Yêu cầu phản xạ nhanh và sự chính xác cao do tốc độ bóng nhanh và khoảng cách ngắn giữa các người chơi.
  • Sử dụng nhiều kỹ thuật như đánh xoáy, đập bóng và các cú đánh chặn.
  • Chiến thuật tập trung vào việc điều chỉnh độ xoáy và tốc độ của bóng để làm khó đối phương.
  • Thường ít đòi hỏi sức bền hơn so với cầu lông nhưng cần kỹ thuật cao và tốc độ phản xạ nhanh.

Cầu lông

  • Đòi hỏi sức bền, tốc độ và sự di chuyển liên tục trên sân.
  • Các kỹ thuật bao gồm đập cầu, điều cầu, bỏ nhỏ, đánh cầu trên lưới,…
  • Chiến thuật xoay quanh việc kiểm soát sân, ép đối phương di chuyển nhiều và tạo khoảng trống để dứt điểm.
  • Cầu lông đòi hỏi rất cao về sức bền, sự nhanh nhẹn và khả năng phục hồi nhanh giữa các pha cầu.
  • Tinh thần chiến đấu và sự kiên trì rất quan trọng do trận đấu thường kéo dài và có nhiều pha cầu liên tục.
Các kỹ thuật cầu lông cơ bản

Các kỹ thuật cầu lông cơ bản

Đối tượng người chơi phù hợp với bóng bàn và cầu lông

Bóng bàn

Bóng bàn phù hợp với nhiều người chơi kể cả trẻ em, người lớn và người cao tuổi. Bởi đây là môn thể thao ít va chạm và không đòi hỏi sức bền cao. Bóng bàn có thể chơi trong nhà, phù hợp với những người có không gian hạn chế như trong nhà, trường học hoặc văn phòng.

Đối tượng người chơi bóng bàn

Bóng bàn phù hợp với nhiều người chơi kể cả trẻ em, người lớn và người cao tuổi

Ngoài ra, môn thể thao này yêu cầu phản xạ nhanh và kỹ thuật điều khiển bóng tốt, rất hữu ích cho việc rèn luyện phản xạ và sự linh hoạt.

Cầu lông

Cầu lông đòi hỏi nhiều về sức bền, tốc độ và sự linh hoạt, phù hợp hơn với trẻ em, người trẻ và người trưởng thành có khả năng vận động tốt. Môn thể thao này cần không gian rộng hơn, thích hợp cho các sân chơi ngoài trời hoặc các nhà thi đấu lớn.

Cầu lông là môn thể thao toàn thân, đòi hỏi sự phối hợp giữa chân, tay và toàn bộ cơ thể, phù hợp với người chơi mong muốn tăng cường sức khỏe, sức bền và thể lực toàn diện.

Hy vọng những chia sẻ về bóng bàn và cầu lông trong bài viết trên sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về hai bộ môn thể thao này. Nếu bạn đang tìm kiếm môn thể thao giúp rèn luyện phản xạ nhanh chóng, không yêu cầu cao về thể lực có thể chọn bóng bàn. Ngược lại nếu mong muốn rèn luyện sức khỏe toàn diện, cũng như tìm kiếm sự cạnh tranh cao trong thể thao, cầu lông sẽ là lựa chọn bạn không nên bỏ qua.

Bài viết liên quan:

  1. Các dụng cụ tập cầu lông một mình nâng cao kỹ thuật vượt trội
  2. Pickleball và Tennis: Những khác biệt cơ bản bạn cần biết
  3. Top 5 bài tập cổ tay cầu lông
  4. Bài tập bổ trợ cầu lông giúp tăng cường thể lực và kỹ thuật
  5. Cách tâng cầu lông giúp tăng cảm giác cầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *