Trọng tài là vị trí không thể thiếu trong bất cứ môn thể thao đối kháng nào, trong đó có bộ môn cầu lông. Trong cẩm nang cách làm trọng tài cầu lông, bên cạnh việc nắm rõ luật trong cầu lông trọng tài cần có sự nhạy bén và kỹ năng quan sát tốt mới có thể điều khiển trận đấu một cách chính xác và công bằng nhất. Bài viết dưới đây, HVShop sẽ chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm và kiến thức hữu ích dành cho những người có niềm đam mê với vị trí trọng tài cầu lông.
Các trọng tài trong sân
Trong sân cầu lông chuyên nghiệp cần có khoảng 4 vị trí trọng tài, mỗi người sẽ giữ một vai trò khác nhau nhằm giúp trận đấu diễn ra thuận lợi và công bằng nhất. Chính vì vậy, trước khi học cách làm trọng tài cầu lông bạn nên xác định được vị trí, vai trò của mình trong trận đấu. Tùy vào quy mô giải đấu thì số lượng trọng tài sẽ được tăng giảm theo. Trên thực tế, 1 trận cầu lông chuyên nghiệp sẽ có các vị trí trọng tài như sau:
- Trọng tài tổng
- Trọng tài chính
- Trọng tài giao cầu
- Trọng tài biên
Cách làm trọng tài cầu lông theo từng vị trí trên sân
Quyết định của trọng tài ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chung cuộc của trận đấu. Trong đó, trọng tài ở mỗi vị trí sẽ giữ những vai trò khác nhau, yêu cầu về kỹ năng và kinh nghiệm của họ cũng có sự khác nhau, cụ thể như sau:
Cách làm trọng tài tổng
Trọng tải tổng là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ giải đấu hoặc một phần trong giải thi đấu. Đây cũng là người đưa ra quyết định cuối cùng trong những pha cầu lỗi hay những tình huống tranh cãi mà trọng tài chính không thể giải quyết được.
Cách làm trọng tài cầu lông khi ở vị trí trọng tài tổng đó là bạn cần có cho mình kinh nghiệm lâu năm về điều khiển trận đấu, khả năng quan sát nhạy bén, đưa ra quyết định đúng và chính xác nhất cho tất cả các tình huống có thể xảy ra trên sân. Để làm trọng tài tổng, bạn cần đáp ứng những tiêu chí dưới đây:
- Tham gia các khóa học và đào tạo được tổ chức bởi liên đoàn cầu lông Việt Nam để nhận bằng cấp và chứng chỉ hành nghề
- Nắm vững kiến thức về luật thi đấu trong cầu lông
- Xây dựng uy tín của bản thân trong nhiều giải thi đấu chuyên nghiệp với quy mô lớn nhỏ
- Dựa vào các thông tin do các trọng tài khác cung cấp để đưa ra quyết định một cách dứt khoát, chính xác nhất
Cách làm trọng tài chính
Trọng tài chính là người trực tiếp điều khiển trận đấu, quan sát và đưa ra quyết định trực tiếp cho trận đấu bằng cách quan sát hoặc dựa vào thông tin được các trọng tài khác cung cấp. Ở vị trí trọng tài chính, bạn phải là một người am hiểu sâu rộng về luật cầu lông cũng như là các quy định khác. Chính vì vậy, cách làm trọng tài cầu lông ở vị trí này cần học hỏi và nâng cao kinh nghiệm của bản thân bằng những cách sau:
- Tham gia các khóa đào tạo trọng tài cầu lông được tổ chức bởi tổ chức cầu lông quốc gia hoặc liên đoàn cầu lông để nhận bằng cấp và chứng chỉ hành nghề
- Nắm thật vững kiến thức về luật thi đấu cầu lông chuyên nghiệp
- Phát triển kỹ năng quản lý trận đấu: Học cách quản lý thời gian, xử lý tình huống khó khăn và ra quyết định chính xác trong trận đấu. Các kỹ năng này quan trọng để đảm bảo trận đấu diễn ra một cách công bằng và suôn sẻ.
- Tham gia trận đấu thực tế: Khi bạn cảm thấy tự tin, hãy tham gia vị trí trọng tài trong các trận đấu cầu lông ở cấp độ cơ bản như giải đấu trong khu vực hoặc cấp trường học. Điều này giúp bạn tích lũy kinh nghiệm thực tế và hoàn thiện khả năng.
Cách làm trọng tài giao cầu
Là vị trí quan sát quá trình phát cầu của vận động viên, nếu có những lỗi về kỹ thuật thì ngay lập tức thông báo vi phạm. Để giữ vị trí trọng tài giao cầu, bạn cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Tham gia các khóa học và đào tạo của liên đoàn cầu lông Việt Nam để nhận bằng cấp và chứng chỉ hành nghề
- Nắm vững kỹ thuật và luật giao cầu tiêu chuẩn bao gồm: Các kỹ thuật về vị trí đứng, độ cao vợt, cách giao cầu…
- Yêu cầu khả năng quan sát và tập trung cao độ để đưa ra quyết định chính xác
- Khả năng ra ký hiệu để thông báo với các trọng tài khác
- Tích cực tham gia các trận đấu thực tế để có thêm kinh nghiệm
Các ký hiệu của trọng tài giao cầu
Khi giao cầu chậm
Theo quy định của BWF, khi trọng tài phát lệnh phát cầu thì bất cứ hành động gì gây chậm trễ sẽ bị coi là vi phạm lỗi câu giờ, giao cầu chậm. Trọng tài ra hiệu vi phạm bằng cách đưa cánh tay phải sang trái để báo hiệu phạm lỗi.
Khi chân chạm vạch, chân nhấc khỏi mặt đất
Theo quy định, chân của vận động viên phát cầu không được chạm vào vạch sân, chân của người giao cầu phải có ít nhất 1 chân chạm đất và giữ nguyên vị trí đó từ lúc giao cầu đến kết thúc giao cầu. Trọng tài ra hiệu vi phạm bằng cách mở rộng chân phải, đồng thời giơ tay phải để báo hiệu vi phạm.
Mặt vợt không tiếp xúc với đáy cầu khi giao cầu
Nếu vận động viên thực hiện sai động tác giao cầu, đáy cầu không tiếp xúc với mặt vợt. Lúc này, trọng tài giao cầu sẽ mở tay phải kết hợp chạm vào lòng bàn tay trái của mình để cho biết rằng giao câu bị lỗi.
Khi giao cầu quá cao
Khi vận động viên phát cầu thì toàn bộ vợt cầu lông phải dưới phần thắt lưng. Do đó khi vợt quá cao thì trọng tài giao cầu sẽ đặt bàn tay phải theo chiều ngang trên xương sườn của họ.
Tay cầm vợt phải đối mặt
Khi vận động viên phát cầu thì tay cầm vợt phải hướng xuống khi phát cầu. Nếu ngược lại, tay cầm vợt hướng lên thì trọng tài giao cầu sẽ giơ bàn tay mở, lòng bàn tay hướng ra ngoài để biểu hiện lỗi này.
Cách làm trọng tài cầu lông khi làm trọng tài biên
Mỗi trọng tài biên sẽ đảm nhận vị trí quan sát mà mình phụ trách, để có thể nhận biết và đưa ra những quyết định chính xác như cầu trong sân hoặc cầu ngoài sân. Thường thì trọng tài chính sẽ dựa vào quyết định của trọng tài biên để đưa ra quyết định. Nhưng quyết định của trọng tài biên có thể bị bác bỏ bởi trọng tài chính nếu như trọng tài chính chắc chắn trọng tài biên đã sai sót.
Để đảm nhận vị trí trọng tài biên, bạn cần đảm bảo những yếu tố sau:
- Tham gia các khóa học và đào tạo của liên đoàn cầu lông để nhận bằng cấp và chứng chỉ hành nghề
- Hiểu rõ về luật cầu lông trong cả đánh đôi và đánh đơn cầu lông
- Yêu cầu khả năng quan sát tốt, quyết đoán để có thể đưa ra quyết định một cách nhanh chóng và chính xác
- Tham gia các trận đấu thực tế ở tất cả các quy mô để có thêm nhiều kinh nghiệm và khả năng xử lý tình huống
- Hiểu rõ các ký hiệu thông báo tại vị trí của trọng tài biên
Các ký hiệu của trọng tài biên
Khi cầu ngoài: Trọng tài hô lớn “out” để thông báo và ngay lập tức mở rộng tay ngang vai để ra ký hiệu cầu đã ra ngoài sân
Khi cầu trong sân: Trọng tài ngay lập tức dùng tay đưa thẳng và chỉ thẳng để đưa ra quyết định cầu trong sân
Trọng tài không thể quan sát: Với những pha cầu mà khi đó trọng tài không thể quan sát được vị trí cầu rơi thì ngay lập tức đưa hai tay và che mắt lại thể hiện không quan sát được pha cầu.
Như vậy, để trả lời cho thắc mắc cách làm trọng tài cầu lông bạn cần có những am hiểu chính xác về luật chơi cầu, rèn luyện kỹ năng quan sát nhanh nhẹn cùng khả năng đưa ra phán đoán chính xác nhất. Nếu là người mới bắt đầu, nên tham gia những trận thi đấu nhỏ, trận đấu phong trào để nâng cao năng lực theo thời gian.
Bài viết xem thêm: