Dù bạn chơi đơn hay đôi, việc nắm vững luật giao cầu lông đơn và đôi sẽ giúp bạn có lợi thế lớn, tạo cơ hội tấn công hoặc phòng thủ hiệu quả. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết luật giao cầu, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách áp dụng chiến thuật phù hợp và tuân thủ luật thi đấu chính xác để tối ưu hóa hiệu suất của mình trên sân.
1. Luật giao cầu lông trong đánh đơn
Theo luật giao cầu lông đơn thế giới, phạm vi giao và nhận cầu được giới hạn trong đường trung tâm, đường biên dọc phía trong, đường biên ngang phía ngoài và vạch giao cầu ngắn.
Luật giao cầu lông trong đánh đơn
Sân cầu lông được chia thành hai phần bằng nhau, ngăn cách bởi tấm lưới, mỗi phần sân lại được chia thành hai nửa trái và nửa phải. Khi giao cầu, người chơi sẽ đứng ở một trong hai nửa sân thuộc phần sân của mình và tiến hành giao cầu qua lưới và đến nửa phần sân đối diện chéo trước mắt. Người giao và nhận cầu sẽ không được đứng chạm vào đường biên.
Vị trí giao cầu được quy định bởi điểm số mà hiện tại của người giao cầu. Nếu người giao cầu có điểm chẵn (0, 2, 4, 6, 8,…), sẽ thực hiện giao cầu tại nửa phần sân bên phải của mình. Người nhận cầu sẽ đứng ở nửa phần sân đối diện bên phải.
Ngược lại, nếu người giao cầu đang có điểm số lẻ (1, 3, 5, 7,…), sẽ thực hiện giao cầu từ nửa phần sân bên trái của mình. Người nhận cầu sẽ đứng ở nửa phần sân đối diện bên trái.
Trong luật giao cầu lông đơn và đôi, khi giao cầu thân vợt của người giao cầu phải hướng xuống dưới, đồng thời mặt vợt cầu lông cách mặt đất một khoảng thấp hơn hoặc bằng 1.15m.
2. Luật giao cầu lông trong đánh đôi
Theo luật giao cầu lông trong đánh đôi, phạm vi giao và nhận cầu được giới hạn trong đường trung tâm, đường biên dọc phía ngoài, đường biên ngang phía trong vạch giao cầu ngắn.
Luật giao cầu lông trong đánh đôi
Vị trí giao cầu trong luật giao cầu lông đơn và đôi sẽ giống nhau. Cụ thể, người giao cầu có điểm số chẵn sẽ thực hiện giao cầu tại nửa sân bên phải của mình và đưa cầu qua lưới sang phần sân đối diện bên phải. Ngược lại, người giao cầu đang có điểm số lẻ sẽ giao cầu ở phần sân bên trái của mình, đưa cầu qua lưới sang phần sân bên trái.
Trường hợp bên vừa giao cầu ghi điểm, người vừa phát cầu của đội đó sẽ tiếp tục thực hiện phát cầu. Tùy vào điểm số vừa ghi là lẻ hay chẵn để lựa chọn phần sân bên trái hoặc bên phải tương ứng.
Trường hợp bên nhận cầu ghi điểm, đội nhận cầu sẽ thực hiện giao cầu. Tùy vào tỷ số sau ghi điểm sẽ quyết định người giao cầu đứng ở bên nửa trái hay nửa phải.
3. Những lỗi thường gặp khi giao cầu và cách cải thiện
Bên cạnh nắm được luật giao cầu lông đơn và đôi, bạn cần cải thiện những lỗi thường gặp khi giao cầu nhằm mang đến lợi thế trong những pha cầu sau, cụ thể như sau:
Những lỗi thường gặp khi giao cầu
Lỗi giao cầu bị vướng lưới: Bạn cần ngửa mặt vợt rộng hơn nhằm đưa cầu bay cao hơn so với lưới.
Giao cầu bị ra khỏi vạch cuối của sân đối phương: Bạn thực hiện điều chỉnh lực cổ tay hoặc lùi ra phía sau một chút để cầu không bị bay ra ngoài, gây mất điểm đáng tiếc.
Giao cầu dễ đỡ: Rèn luyện các kiểu giao cầu khác nhau như bỏ nhỏ gần vạch giao cầu ngắn, phông cao xuống cuối sân,… Đồng thời, tiến hành thay đổi phương thức giao cầu thường xuyên khiến đối phương khó đoán.
Giao cầu không qua vạch phát cầu: Điều chỉnh sức mạnh ở cổ tay khi phát cầu hoặc tiến lên gần vạch để lực đẩy cầu đi xa hơn
Phong độ giao cầu không ổn định, thiếu chính xác: Bạn cần thực hiện luyện tập giao cầu thường xuyên, rèn luyện sự bình tĩnh để duy trì hiệu suất của những pha giao cầu.
4. Những lỗi không nên mắc phải khi giao cầu để tránh bị phạt
Trong luật giao cầu lông đơn và đôi, có một số lỗi được quy định xử phạt hoặc mất điểm nếu người chơi mắc phải mà bạn cần biết như sau:
Những lỗi không nên mắc phải khi giao cầu
Trì hoãn việc giao cầu: Đây là lỗi câu giờ thường được áp dụng trong các giải đấu chuyên nghiệp. Nếu vi phạm, người chơi có thể bị nhắc nhở, nặng hơn sẽ bị xem xét phạt cảnh cáo bằng thẻ vàng, thẻ đỏ hoặc cộng điểm cho đối thủ.
Đứng lên đường biên và vạch kẻ: Theo luật giao cầu lông đơn và đôi, người giao và nhận cầu tuyệt đối không đúng lên đường biên hoặc vạch kẻ xung quanh khu vực giới hạn giao/nhận cầu
Chân nhấc lên khỏi mặt đất: Trong quá trình giao cầu, ít nhất một phần của cả hai chân phản chạm sàn, điều này tránh việc vận động viên nhảy lên cao hoặc di chuyển quá gần lưới.
Đánh vào phần lông của quả cầu: Trong luật giao cầu lông đơn và đôi, đánh vào phần lông cầu được cho là vi phạm lỗi. Bạn nên thực hiện đánh đánh vào phần đế của quả cầu khi giao cầu. Sau đó có thể tự do thực hiện các chiến thuật của mình khi cầu trong cuộc.
Đánh cầu ra ngoài: Nếu cầu đi ra khỏi phạm vi nhận cầu thì người nhận cầu sẽ được công thêm 1 điểm.
Đánh trượt: Trường hợp người giao cầu đánh trượt hoặc hụt cầu khiến cầu không bay qua lưới hoặc vào phạm vi vùng đón cầu thì sẽ ghi điểm cho đối thủ.
Hy vọng những chia sẻ của HVShop trong bài viết trên sẽ giúp bạn nắm được luật giao cầu lông đơn và đôi. Qua đó, khắc phục được những lỗi thường gặp và nâng cao hiệu suất của những pha giao cầu, kiến tạo cơ hội ghi điểm trước đối thủ.
Bài viết liên quan: