Cầu lông là bộ môn thể thao được biết đến với rất nhiều lợi ích với sức khỏe, phù hợp cho nhiều người chơi và có tính giải trí cao. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà cầu lông mang lại thì những tác hại của đánh cầu lông cũng là điều vô cùng quan trọng mà mỗi người chơi cầu lông cần được biết đến để tìm ra được những cách phòng tránh hiệu quả nhất, bảo vệ cho bản thân và cải thiện được sức khỏe.
1. Những lợi ích khi chơi cầu lông
Với một người chơi cầu lông thường xuyên thì cầu lông không chỉ là một môn thể thao mà còn là một thói quen không thể thiếu trong cuộc sống. Cầu lông ngoài mang lại những giây phút thư giãn tuyệt vời bên gia đình, bạn bè và người thân, thì với sức khỏe của người chơi cũng được cải thiện đáng kể. Có thể kể đến một vài lợi ích của cầu lông như:
- Giúp tăng chiều cao ở những người đang trong giai đoạn phát triển.
- Giúp giảm cân, cải thiện được nguy cơ các bệnh về tim mạch.
- Giúp tăng sức đề kháng giảm khả năng bệnh tật.
- Giảm suy nghĩ tiêu cực, trầm cảm, cải thiện giấc ngủ.
- Giúp tăng tuổi thọ.
Xem thêm: Bài viết 11 Lợi ích chơi cầu lông khiến bạn muốn ra sân cầu ngay
2. Tác hại của đánh cầu lông: Nguyên nhân gây chấn thương trong cầu lông
Các chuyên gia về sức khỏe đã kiểm chứng và chứng nhận những lợi ích của cầu lông đối với người chơi cầu lông. Tuy nhiên, khi bạn phối hợp các động tác như xoay người đón cầu, nhảy lên đập cầu với cường độ nhanh và mạnh trong một thời gian liên tục mà các bó cơ trong cơ thể chưa kịp thích ứng, hoặc tập không đúng với kỹ thuật sẽ rất dễ dẫn đến chấn thương, khi đó tác hại của việc chơi cầu lông sẽ lớn hơn lợi ích của cầu lông mang lại.
Không khởi động trước khi chơi
Tác hại của đánh cầu lông đầu tiên phải đến là do người chơi không khởi động kỹ trước khi chơi. Bình thường các sợi cơ trong bó cơ sẽ liên tục thay nhau làm việc và nghỉ ngơi, đảm bảo cho cơ thể không bị mỏi. Tuy nhiên, khi bước vào trận đối kháng cầu lông, các sợi cơ hầu như phải làm việc đồng thời và liên tục. Với bất cứ môn thể thao nào cũng đòi hỏi người chơi phải khởi động trước khi chơi, giúp các bó cơ chuyển trạng thái từ nghỉ ngơi sang làm việc, thích nghi dần dần trước khi đạt được mức độ hoạt động tốt nhất. Thông thường nếu người chơi không khởi động kỹ trước khi chơi, thì tác hại của cầu lông mang lại có thể là bị chuột rút, bong gân, viêm gân,…
Dụng cụ chơi không phù hợp
Những dụng cụ đi kèm như vợt cầu lông, giày chơi cầu lông tưởng chừng vô hại nhưng nếu không biết chọn lựa cũng sẽ dẫn đến những tác hại đáng tiếc cho người chơi.
Vợt cầu lông là một dụng cụ cần phải có để có thể bắt đầu chơi cầu lông. Vợt được chia làm nhiều loại với các thông số khác nhau, phù hợp cho từng lối đánh và đối tượng người chơi. Nếu người chơi lựa chọn vợt quá nặng sẽ làm tăng sức ép lên cổ tay, dễ gây những chấn thương ở cổ tay và vai.
Giày là dụng cụ để bảo vệ đôi chân, với một người dùng giày để đi học hay đi làm thì yêu cầu giày cũng phải vừa chân. Tuy nhiên, với người chơi thể thao, đôi giày có ý nghĩa quan trọng hơn, và cần phải có những tiêu chuẩn khắt khe hơn. Vì nếu giày cầu lông quá chật, hoặc không đủ độ ôm chân, độ bám sàn đều sẽ dấn đến những tác hại của việc đánh cầu lông.
Xem thêm: Bài viết Chơi cầu lông cần những gì? 13 vật dụng cần thiết
Tập luyện sai tư thế
Mỗi bộ môn cầu lông đều sẽ có những tư thế riêng, giúp người chơi cải thiện được kỹ thuật và đưa ra được phương pháp chơi hợp lí, hạ gục được đối thủ nhanh nhất. Việc tập luyện hoặc nắm không đúng về những tư thế là nguyên nhân lớn nhất gây ra những tác hại của đánh cầu lông.
Xem thêm: Tư thế chuẩn bị đánh cầu lông chuẩn nhất
3. Tác hại của đánh cầu lông: Những chấn thương khi chơi cầu lông không đúng cách
Xuất phát từ những nguyên nhân ở trên, nếu người chơi không được hướng dẫn hoặc sửa lại kịp thời thì việc dẫn đến chấn thương là điều rất dễ xảy ra. Cùng chúng tôi tìm hiểu xem khi không chơi cầu lông đúng cách thì cầu lông có tác hại là gì nhé.
Chấn thương khớp vai
Với một bộ môn dùng vợt như cầu lông, thì vai và cổ tay là hai bộ phận rất dễ bị chấn thương. Những chấn thương vai có thể ảnh hưởng ngay đến hoạt động sinh hoạt thường ngày hoặc nếu để lâu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển thành bệnh mãn tính. Thông thường, người chơi hay bắt gặp hai kiểu chấn thương sau:
- Chấn thương cơ chóp xoay: Cơn đau sẽ xuất hiện ở vùng vai, lan xuống cánh tay xuống tới khuỷu tay. Vai sẽ không cử động trong giới hạn bình thường do đau.
- Viêm, rách gân cơ chóp xoay: Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột sau một động tác không đúng tư thế, gây sưng, nóng, đau ở vùng khớp vai.
Chấn thương cổ tay
Cầm nắm vợt quá chặt liên tục trong thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến những tác hại của đánh cầu lông. Thông thường, nhiều người chơi cầu lông thường cầm vợt quá chăt để tránh làm rơi vợt, hoặc không chú ý khởi động cả vùng cổ tay làm cho cổ tay phải chịu những áp lực không cần thiết mà dẫn đến chấn thương.
- Bong gân cổ tay: Là tình trạng thường gặp ở đa phần những người chơi cầu lông sai cách. Vùng cổ tay sẽ bị tầm tím, sưng tấy, cử động khó khăn và gây đau cho người chơi.
- Viêm gân cổ tay: Quá trình viêm gân cổ tay thường diễn ra từ từ do sự lặp đi lặp lại những động tác sai kỹ thuật. Đau có thể âm ỉ, hạn chế các động tác cầm nắm đơn thuần bình thường.
Xem thêm: Bài viết 6 nguyên nhân và cách khắc phục đánh cầu lông bị đau khuỷu tay
Chấn thương khớp gối
Trong quá trình di chuyển trên sân thi đấu, khớp gối là bộ phận chịu trọng tải hầu hết của toàn cơ thể do những tư thế đặc thù của bộ môn cầu lông. Chấn thương thường gặp nhất ở khóp gối là viêm gân bánh chè. Cơn đau sẽ tăng dần và âm ỉ, đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
Xem thêm: Băng gối Lining AXWP198-1
Bong gân cổ chân
Một cổ chân linh hoạt là yếu tố cần thiết giúp người chơi có những bước di chuyển linh hoat, nhanh nhẹn, đón và phản công những đường cầu từ đối thủ. Cũng vì chân phải hoạt động liên tục nên tác hại của đánh cầu lông lên vùng cổ chân cần phải được đặc biệt chú ý. Trong quá trình di chuyển, thông thường cổ chân dễ bị lật vào trong do người chơi chưa nắm được kỹ thuật di chuyển. Điều này làm cho dây chằng mác bị giãn quá mức, gây tổn thương cho người chơi.
4. Cách phòng tránh tác hại của cầu lông
Nắm được nguyên nhân và tác hại của đánh cầu lông không đúng cách là bước căn bản để đưa ra những tiêu chí trong lựa chọn và hướng dẫn cho người chơi phương pháp phòng tránh hiệu quả.
Khởi động, giãn cơ trước và sau khi chơi
Trước mỗi trận cầu, bạn chỉ cần dành ra 15-20 phút để khởi động là đã có thể giúp các khối cơ được ổn định, chuẩn bị cho quá trình vận động dài hơi sau đó. Bạn cần khởi động đầy đủ và toàn diện tất cả các nhóm cơ ở thân trên và thân dưới vì khi tham gia cầu lông, hầu hết các nhóm cơ trong cơ thể đều sẽ phối hợp đều đặn với nhau. Một số bài tập khởi động mà bạn nên biết:
- Xoay khớp cổ sang trái, phải, trước, sau, nghiêng.
- Xoay khớp cổ tay lên trên xuống dưới, nghiêng 2 bên. Hoặc sử dụng các dụng cụ tập bổ trợ cổ tay.
- Xoay khớp gối bằng cách khép 2 khớp gối lại, hơi khuỵu chân xuống và xoay theo chiều kim đồng hồ 15 vòng rồi đảo ngược lại ngược chiều kim đồng hồ.
- Xoay khớp cổ chân cũng tương tự như xoay khớp gối. Bạn ấn mũi chân xuống sàn rồi xoay lần lượt 15 vòng như xoay khớp gối.
Sau mỗi trận cầu lông, bạn cũng nên thực hiện các bài tập giãn cơ phù hợp để hạn chế được các tác hại của đánh cầu lông như giãn cơ đùi, giãn cơ mông và giãn cơ vùng thân trên.
Lựa chọn dụng cụ chơi phù hợp
Lựa chọn những dụng cụ chơi phù hợp với thể chất và lối đánh của cá nhân là một phương pháp cải thiện đáng kể được những tác hại của đánh cầu lông và đem lại những cảm giác chơi tốt nhất cho người chơi.
Giữa hàng nghìn mẫu vợt trên thị trường thì bạn cần nắm được các thông số cơ bản khi đi mua vợt là:
- Trọng lượng vợt: Kí hiệu bằng chữ U ghi trên cán vợt.
- Chu vi cán vợt: Kí hiệu bằng chữ G ghi trên cán vợt.
- Kích thước khung vợt
- Độ cứng của vợt: Gồm 5 mức là rất dẻo, dẻo, trung bình, cứng và rất cứng.
Xem thêm: Cách chọn vợt cầu lông cho người mới chơi – top 5 cây vợt đáng mua
Đối với lựa chọn giày để chơi cầu lông, bạn có thể lựa chọn mẫu giày theo sở thích, nhưng giày cần phải đạt được những tiêu chuẩn cơ bản sau mới có thể giúp bạn phòng tránh được những tác hại của đánh cầu lông.
- Giày làm bằng chất liệu thông thoáng, không bí chân.
- Ma sát và bám sàn tốt.
- Chống lật cổ chân và êm ái, giảm thiểu được những tác hại của đánh cầu lông.
Xem thêm: 6 cách chọn giày cầu lông chính xác cho từng người.
Tập luyện cầu lông đúng tư thế
Một điều quan trọng bạn cần nắm được để khắc phục những tác hại của đánh cầu lông là phải biết được những tư thế và kỹ thuật đúng của bộ môn cầu lông. Hiểu được tư thế cầm vợt đúng, tư thế giao cầu, kỹ thuật di chuyển và đập cầu lông chuẩn xác vừa giúp bạn dễ dàng ghi điểm trước đối thủ, đồng thời nhận được lợi ích từ môn cầu lông thay vì để những tác hại của đánh cầu lông ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Xem chi tiết bài viết: Tổng hợp Kỹ thuật đánh cầu từ cơ bản đến nâng cao.
Cầu lông là một môn thể thao tuyệt vời được nhiều người trên thế giới lựa chọn tham gia. HVShop hy vọng thông qua bài viết này sẽ cung cấp được những kiến thức để người chơi phòng tránh tác hại của đánh cầu lông khi chơi không đúng cách và có được những trận cầu tuyệt vời bên người thân.