cách đỡ cầu lông và những bài tập bổ trợ
Kỹ thuật đánh cầu

Cách đỡ cầu lông và những bài tập bổ trợ đỡ cầu

Cầu lông là môn thể thao phổ biến và hấp dẫn người chơi ở mọi lứa tuổi, trên sân cầu những tình huống đỡ cầu lông đóng vai trò cực kì quan trọng, giúp tạo nên những tình huống bất ngờ và đầy đột biến, trong bài viết của HVshop hôm nay sẽ chia sẻ cho bạn những bí quyết quan trọng về cách đỡ cầu lông, giúp nâng cao trình độ và khả năng, tối ưu sức mạnh của bạn.

cách đỡ cầu lông và những bài tập bổ trợ

Cách đỡ cầu lông và những bài tập bổ trợ

Cách đỡ cầu lông đúng cách

Để có thể đỡ cầu lông một cách linh hoạt và dai dẳng trước những đợt tấn công của đối thủ thì ta cần có cho mình một cách đỡ cầu lông đúng kỹ thuật.

Di chuyển đỡ cầu lông đúng cách

Để có thể hiểu cách đỡ cầu lông thì điều cơ bản nhất là di chuyển được nhanh và linh hoạt ra sau phía cầu rơi để tạo được nhiều thời gian chuẩn bị cho pha đỡ cầu lông.

Yêu cầu di chuyển nhanh và chính xác không quá chậm cũng không được quá nhanh, không được di chuyển trước khi đối thủ tấn công, trừ khi đã đoán chắc được hướng đánh của đối thủ.

  • Di chuyển quá chậm sẽ khiến bản thân khó đỡ được cầu hơn, bị động hơn, không theo kịp quả cầu, thủ cầu ở tư thế không đúng kĩ thuật làm cho cầu đi sai, đi nhẹ không đúng với ý định của bản thân.
  • Di chuyển quá nhanh sẽ khiến bản thân bị đối phương lừa cầu, di chuyển sai hướng , cũng khiến cho đánh cầu không đúng kĩ thuật.
Di chuyển trong cách đỡcầu lông

Di chuyển trong cách đỡ cầu lông

Cách đỡ cầu lông – Tư thế đúng

Tư thế đỡ cầu sẽ phụ thuộc vào cách tấn công của đối thủ trên sân như đỡ cầu chém, đỡ cầu bổng, đỡ cầu đập….Ta sẽ thay đổi tư thế chuẩn bị phù hợp với tình huống

Có một tư thế chung của cách đỡ cầu lông là để cơ thể hạ thấp trọng tâm xuống, chân mở dang rộng để thủ cầu, măt nhìn thẳng.

Một mẹo nhỏ để các lông thủ khi đỡ cầu không bị lừa cầu bởi giật mình hay là  đánh cầu 2 nhịp, đó là tập trung tối đa vào cổ tay của đối thủ. Cơ thể ta thường bị giật mình bởi những pha cầu 2 nhịp, hoặc những pha tạt cầu nhanh. Bằng cách nhìn vào cổ tay của đối thủ, vì đây là nơi đối thủ sử dụng để thực hiện những pha cầu lừa, 2 nhịp.

Cách đỡ cầu lông: Khi đối thủ đập cầu

Ta cần lùi một khoảng về sau để có thêm thời gian trước khi cầu bay nhanh đến, khoảng cách tốt nhất là lùi về nửa sân sau 1 chút, không gần và cũng không xa quá.

Những pha đập cầu lông ta cần hạ trọng tâm thật là thấp, vì với những pha cầu đập đi cắm mà không hạ trọng tâm, sẽ rất khó để có thể đỡ cầu được

  • Kỹ thuật đỡ đập cầu trái tay khi đó ta tì ngón cái, để vợt thấp , hạ thấp trọng tâm cơ thể, bình tĩnh và đỡ cầu cao sâu về sau.
  • Đỡ cầu phải tay nếu cầu ở gần ta thực hiện kĩ thuật như đỡ cầu trái tay, cũng tì ngón cái đẩy cầu, hạ thấp trọng tâm.
  • Mở vai và nách, sử dụng cổ tay và sức của ngón cái và cả sức vặn xoắn của khuỷu tay đẩy cầu cao sâu.
  • Khi cầu ở phải tay và vị trí xa, không thể sử dụng kĩ thuật thủ vặn trái tay, ta xoay cán vợt và đổi thành tư thế cầm khi phông cầu, đánh cầu tạt mạnh cao sâu.
Cách đỡ khi đối thủ đập cầu lông

Cách đỡ khi đối thủ đập cầu lông

Cách đỡ cầu lông : khi đối thủ chém cầu

Khi bị đối thủ chém cầu, ta sẽ có 2 kiểu đỡ cầu , phụ thuộc vào hướng bỏ nhỏ của đối thủ.

Vẫn giống như khi bị đập cầu, khi đối thủ chém cầu, cầu sẽ ở gần với mặt lưới, ta cũng thực hiện tư thế cầm vợt giống như khi thủ cầu đập, nhưng khi đỡ, di chuyển nhanh lên lưới,  đỡ cầu hướng lên trên cao, sâu về sau, tránh đỡ cầu ngang sẽ khiến cầu vào mặt lưới vì khi chém cầu thì quả cầu sẽ rất sát với lưới.

Chém cầu vị trí phải tay thì ta sẽ nhanh chóng bước chân thuận về phía cầu rơi sao cho mũi chân hướng về phía cầu rơi, tay cầm vợt thả lỏng và đánh cầu ở vị trí cầu cao nhất.

Có thể đánh trả ở vị trí cầu cao sâu về 2 góc phía cuối sân đối thủ hoặc cũng có thể đỡ cầu ở vị trí kê lưới để tạo cơ hội tấn công ghi điểm.

cách đỡ cầu lông phải tay khi đối thủ chém cầu

Cách đỡ cầu lông phải tay khi đối thủ chém cầu

Chém cầu ở vị trí trái tay thì cũng tương tự khi ta cũng bước chân thuận về hướng cầu rơi sao cho mũi chân hướng đúng về phía của quả cầu, bắt cầu ở vị trí cao nhất khi cầu rơi.

Cũng giống như phải tay thì ta có thể thực hiện đỡ cầu đẩy bổng về 2 góc cuối sân hoặc kê cầu trên lưới tạo cơ hội tấn công ghi điểm.

cách đỡ cầu lông trái tay khi đối thủ chém cầu

cách đỡ cầu lông trái tay khi đối thủ chém cầu

Cách đỡ cầu lông – Khi đối thủ đánh cầu phông

Khi đối phương thực hiện quả đánh phông cầu cao sâu về cuối sân, điều quan trọng là ta đổi tư thế ban đầu từ hạ thấp trọng tâm sang nhanh chóng lùi về sau để thực hiện đỡ cầu.

Cách đỡ cầu cao sâu thì khi cầu bổng thì ta vẫn giữ nguyên cách cầm vợt cầu lông cơ bản và nhanh chóng đưa vợt lên và chuẩn bị thực hiện kỹ thuật đỡ cầu.

Sẽ có 2 vị trí cầu phông là trái tay và phải tay:

Ở vị trí cầu phải tay ta thực hiện kĩ thuật phông cầu lại, hoặc kĩ thuật chém cầu lại, hoặc kĩ thuật đập cầu tùy vào từng tình huống và lối đánh của bản thân

Đỡ cầu khi đối thủ phông cầu phải tay và kỹ thuật phông cầu

Đỡ cầu khi đối thủ phông cầu phải tay và kỹ thuật phông cầu

Ở vị trí trái tay ta thực hiện cách đỡ cầu trái tay – Ve cầu.

Những người chơi có kỹ năng đủ tốt sẽ thực hiện được cả 2 kỹ thuật ve cầu lông là ve cao sâu và ve chém cầu, hoặc những kỹ thuật khác tùy vào từng tình huống và lối đánh khác nhau.

Đỡ cầu khi đối thủ phông cầu trái tay và kỹ thuật ve cầu trái tay

Đỡ cầu khi đối thủ phông cầu trái tay và kỹ thuật ve cầu trái tay

Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật ve cầu lông trái tay dễ học nhất

Cách đỡ cầu lông – những bài tập bổ trợ

Để đỡ cầu tốt ta cần tập những bài tập về phản xạ và quan sát cũng như là những nhóm cơ chính tạo lực cho cú đỡ cầu.

Bài tập ném cầu đoán hướng:

Một người ném cầu nhanh và liên tục nhưng không cho người kia đoán được hướng ném cầu,  bắt buộc phải có 1 phản xạ tốt để theo kịp quả cầu và đỡ cầu khi ném.

Bài tập vừa mang lại khả năng phán đoán và tốc độ linh hoạt cho người tập mà còn rèn luyện cả kỹ thuật di chuyển cũng như là sức bền của người chơi.

Bài tập đỡ cầu liên tục:

Một người sẽ ở phía cao hơn và đánh những quả cầu xuống tựa như đập cầu nhưng nhẹ hơn, bắt buộc phải đỡ được những đợt cầu, và đẩy cầu về sau cao và sâu.

Bắt buộc phải có cổ tay và phản xạ tốt để hoàn thành bài tập, bài tập mang lại lực cổ tay khỏe và khả năng phản xạ của bản thân

Tấn công đã khó, đỡ cầu còn khó hơn, mong cho những “bức tường” sẽ luôn vững chắc trước những đợt tấn công của đối thủ, thủ cầu chuẩn xác sẽ mang lại những yếu tố bất ngờ để xoay chuyển trận đấu, hi vọng bài viết về cách đỡ cầu lông của HVshop sẽ đem lại cho bạn những kiến thức thật bổ ích khi chơi cầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *