Kinh doanh sân cầu lông là một lĩnh vực có tiềm năng lớn, đặc biệt ở những khu vực có nhu cầu tập luyện thể thao cao. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này, người kinh doanh cần nắm vững nhiều yếu tố từ việc lựa chọn địa điểm, đầu tư cơ sở vật chất, đến chiến lược quảng bá và quản lý vận hành.
Bài viết dưới đây, HVShop sẽ chia sẻ những kinh nghiệm kinh doanh sân cầu lông, qua đó giúp bạn xây dựng và phát triển một mô hình kinh doanh này một cách hiệu quả và bền vững.
1. Thủ tục pháp lý trước khi kinh doanh sân cầu lông
Kinh doanh sân cầu lông, giống như bất kỳ hoạt động kinh doanh nào khác, đòi hỏi phải tuân thủ các quy định pháp lý và hoàn tất các thủ tục cần thiết. Các cá nhân, tổ chức muốn đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực này sẽ lựa chọn 3 hình thức phổ biến bao gồm:
- Chọn loại hình doanh nghiệp: Bạn có thể đăng ký dưới dạng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hoặc công ty cổ phần tùy vào quy mô và mục tiêu kinh doanh của bạn.
- Chọn loại hình hộ kinh doanh cầu lông.
- Câu lạc bộ cầu lông chuyên nghiệp.
Đăng ký thành lập doanh nghiệp khá đơn giản với chi phí thấp. Bạn có thể đến các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương để được hướng dẫn và hỗ trợ chi tiết nhất.
2. Điều kiện cần thiết để kinh doanh sân cầu lông
Khi kinh doanh sân cầu lông yêu cầu bạn phải đáp ứng một số điều kiện cần thiết để đảm bảo hoạt động hợp pháp, an toàn và hiệu quả.
Dưới đây là các điều kiện quan trọng bạn cần lưu ý:
Diện tích sân: Sân cầu lông phải có diện tích đủ lớn để đảm bảo không gian chơi thoải mái và an toàn. Một sân cầu lông tiêu chuẩn thường có kích thước tối thiểu là 15.4m x 8.10m.
Chất lượng sân: Bề mặt sân phải phẳng, không trơn trượt, và đáp ứng tiêu chuẩn thi đấu. Sân được trang bị một trong các loại bề mặt phổ biến bao gồm thảm cầu lông, sàn gỗ hoặc sàn cao su.
Hệ thống chiếu sáng: Đảm bảo ánh sáng đủ và đều khắp sân, không gây chói mắt người chơi.
Trang thiết bị:
- Cung cấp đầy đủ lưới cầu, cột lưới, hệ thống thống gió, phòng cháy chữa cháy,…
- Có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế. Có nơi thay đồ, cất giữ đồ và khu vực vệ sinh.
- Có bảng nội quy của sân cầu lông theo quy định.
- Các câu lạc bộ thể thao chỉ được kinh doanh sân cầu lông khi được các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh cầu lông cần có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động và có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao.
- Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao bao gồm: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao và bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh theo quy định.
3. Chi phí đầu tư sân cầu lông kinh doanh
Tính toán chi phí đầu tư là kinh nghiệm kinh doanh sân cầu lông mà không phải chủ đầu tư nào cũng nắm rõ. Trên thực tế, chi phí đầu tư sân cầu lông để kinh doanh có thể biến động tùy thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, quy mô, chất lượng cơ sở vật chất, và các dịch vụ kèm theo. Dưới đây là một phân tích chi tiết về các khoản chi phí làm sân cầu lông cần xem xét:
3.1. Chi phí mặt bằng thuê sân cầu lông
Tùy vào số lượng sân cầu lông muốn đầu tư mà bạn có thể cân nhắc mặt bằng có diện tích phù hơn. Kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn được quy định như sau:
Kích thước sân đơn:
- Chiều rộng: 5,18 mét (17 feet)
- Chiều dài: 13,4 mét ( 44 feet)
Kích thước sân đôi:
- Chiều rộng: 13,4 m
- Chiều dài: 6,1 m
Khoảng cách giữa các biên:
- Bên biên dài: 0,76 m
- Bên biên ngắn: 0,76 m
- Trên biên: 1,98 m
- Dưới biên: 0,91 m
Dựng lưới:
- Chiều cao lưới cầu lông: 1,55 m ở giữa sân và 1,524 m ở hai bên biên.
Khoảng cách giữa các cột đỡ lưới:
- Đối với sân đơn: 1,55 m
- Đối với sân đôi: 0,76 m
Chi phí thuê mặt bằng phụ thuộc vào vị trí và diện tích. Ở khu vực trung tâm hoặc gần khu dân cư đông đúc, chi phí thuê có thể cao hơn.
Ngoài ra, nếu mặt bằng không đạt yêu cầu, bạn cần đầu tư để cải tạo, bao gồm việc làm phẳng bề mặt, xây dựng phòng thay đồ, nhà vệ sinh, và các khu vực tiện ích khác. Giá thuê mặt bằng với diện tích 120m2 có thể dao động từ 40.000 – 60.000 đồng/tháng.
3.2. Thi công mặt sàn sân cầu lông
Thi công mặt sàn sân cầu lông tiêu chuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao tính thẩm mỹ và chuyên nghiệp cho sân cầu. Ngoài ra, phụ kiện này còn giúp bảo vệ giày cầu lông, hạn chế trơn trượt, đảm bảo an toàn cho khớp gối của người chơi. Theo kinh nghiệm kinh doanh sân cầu lông, đây là một trong những phụ kiện không thể thiếu.
Tùy thuộc vào mong muốn cũng như cho phí đầu tư mà bạn có thể lựa chọn hình thức thi công mặt sàn cầu lông phù hợp.
Bề mặt thảm PVC chuyên dụng
Thảm PVC là loại loại thảm chuyên dụng được sử dụng phổ biến nhất trong các sân cầu lông. Thảm thường được làm bằng chất liệu nhựa (lót sân thi đấu) và PVC (lót sân trong nhà). Chi phí đầu tư thảm PVC cho sân cầu lông sẽ dao động từ 23.000.000 – 45.000.000 đồng, tùy thuộc vào từng loại thảm trải sàn mà mức giá này có thể chênh lệch cao thấp khác nhau.
Mặt sàn gỗ
Sàn gỗ có độ bền cao giúp giảm chi phí bảo trì và thay thế, mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài. Độ đàn hồi tự nhiên của sàn gỗ giúp giảm thiểu nguy cơ chấn thương cho người chơi bằng cách hấp thụ và phân tán lực tác động khi nhảy, chạy và di chuyển nhanh, bảo vệ khớp và cơ bắp của vận động viên.
Sàn gỗ được mài phẳng và sơn bóng, tạo ra một bề mặt chơi mịn màng, độ ma sát tốt. Ngoài ra, sàn gỗ mang lại vẻ đẹp tự nhiên và sang trọng cho sân, tạo ra một môi trường chơi thể thao chuyên nghiệp và thân thiện, thu hút cả người chơi. Sàn gỗ cũng dễ dàng bảo trì và làm sạch, chỉ cần lau chùi thường xuyên và kiểm tra định kỳ.
Giá sân cầu lông sàn gỗ sẽ giao động từ 50.000.000 – 60.000.000 đồng tùy vào loại gỗ bạn sử dụng vào từng mục đích khác nhau.
3.3. Lưới sân cầu lông
Lưới và trụ lưới cầu lông là phụ kiện không thể thiếu trên sân cầu. Lưới sân cầu lông được làm từ những sợi nilon, dây gai mềm màu đậm và có độ dày đều nhau với mắt lưới không nhỏ hơn 15mm và không lớn hơn 20mm.
Đỉnh lưới được cặp bằng nẹp trắng nằm phủ đôi lên dây lưới hoặc dây cáp chạy xuyên qua nẹp. Nẹp lưới phải nằm phủ lên dây lưới hoặc dây cáp lưới.Chiều cao của lưới là 1,55 mét ở phía trung tâm và 1,524 mét ở hai phía biên. Lưới phải đặt ngang qua tâm sân và được căng chặt để không gây trở ngại cho quả cầu khi bay qua.
Cột lưới cầu lông có thể sử dụng cột đa năng hoặc cột cố định, tùy thuộc vào mong muốn của chủ đầu tư.
Theo kinh nghiệm kinh doanh sân cầu lông, chi phí bộ lưới cầu lông có cả trụ sẽ dao động từ 950.000 – 3.700.000 đồng/bộ. Tùy thuộc vào chất lượng lưới mà mức giá này sẽ chênh lệch khác nhau. Một số loại lưới được sử dụng phổ biến hiện nay như trụ cầu lông di động Sodex Sport, lưới cầu lông thi đấu Hải Yến, lưới cầu lông thi đấu Yonex,…
3.4. Hệ thống chiếu sáng
Hệ thống đèn chiếu sáng là yếu tố quan trọng nhằm giúp hoạt động trên sân diễn ra an toàn và hiệu quả ngay cả ngày và đêm. Theo đó, hệ thống chiếu sáng cần đảm bảo độ sáng trải đồng đều, không tạo bóng hoặc có khu vực tối.
Mức độ chiếu sáng thường phải đạt ít nhất 500 lux (chuyên nghiệp) và 300-400 lux (không chuyên). Số lượng bóng đèn phụ thuộc vào loại đèn sử dụng, vị trí đặt đèn, diện tích tổng thể của sân.
Chi phí hệ thống chiếu sáng cho một sân cầu lông rộng 120m2 sẽ rơi vào khoảng từ 8.000.000 – 12.000.000 đồng. Một số loại đèn được sử dụng phổ biến trên sân cầu lông mà bạn có thể tham khảo như đèn Led chiếu sáng HLFL6, đèn Led chiếu sáng HLFL4, đèn pha Led Module 200w,…
3.5. Các khu vực tiện ích
Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và thu hút người chơi đến sân cầu, việc đầu tư cho khu vực tiện ích là điều bạn không nên bỏ qua. Theo kinh nghiệm kinh doanh sân cầu lông, các hạng mục tiện ích nên được đầu tư như sau:
- Khu vực quầy lễ tân: Là khu vực dành cho quản lý và nhân viên để đón tiếp khách và bao quát hoạt động của sân cầu.
Nhà vệ sinh và nhà tắm nên được đầu tư sạch đẹp, tiện nghi trang bị đầy đủ quạt thông gió, bình nóng lạnh, bồn rửa mặt, bồn cầu,…Chi phí xây dựng dao động khoảng 8.000.000 – 12.000.000 đồng - Khu vực quầy nước giải khát: hi phí xây dựng quầy bán đồ giải khát có thể giao động từ 8.000.000 – 12.000.000 đồng, tùy thuộc vào chất lượng và kích thước của quầy.
- Khu vực hàng ghế nghỉ ngơi: Khu vực này giúp tạo không gian thư giãn lý tưởng cho người chơi sau những giờ thi đấu căng thẳng và mệt mỏi. Chi phí đầu tư dao đồng từ 1.500.000 – 5.000.000 đồng.
3.6. Chi phí giấy phép
Để xây dựng một công trình sẽ cần tới giấy phép xây dựng hoặc để kinh doanh sẽ cần thêm giấy phép kinh doanh.
- Chi phí xây dựng sân cầu lông yêu cầu giấy phép xây dựng: 5.000.000 đồng.
- Chi phí xây dựng 1 sân cầu lông kinh doanh yêu cầu giấy phép kinh doanh: 3.000.000 đồng.
Trên đây là tất tần tật những kinh nghiệm kinh doanh sân cầu lông tiêu chuẩn cho hoạt động tập luyện và thi đấu phong trào. Nhìn chung chi phí đầu tư kinh doanh sân cầu lông sẽ rơi vào khoảng 100.000.000-120.000.000 đồng/sân. Tùy thuộc vào quy mô dự án bạn và mong muốn của mình chi phí này sẽ có sự chênh lệch cao thấp khác nhau.
Bài viết liên quan: